TRUNG TÂM CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ HÀ NỘI VỚI CÔNG TÁC CỨU HỘ, BẢO TỒN LOÀI GẤU NGỰA

Tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật bắt đầu phát triển mạnh tại Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, mật gấu ở Việt Nam đã trở nên thông dụng như một sản phẩm thuốc y học cổ truyền. Để phục vụ cho nhu cầu người sử dụng, gấu bị nuôi nhốt trong những chuồng cũi chật hẹp thường xuyên bị trích mật. Nhu cầu sử dụng mật gấu được coi là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến sự tồn vong của loài gấu ngựa ở Việt Nam và trong khu vực châu Á. Ngoài ra, các hoạt động chặt phá rừng, khai thác lâm sản và canh tác nông nghiệp đang cũng làm mất sinh cảnh của các loài Gấu trong tự nhiên.

Theo thống kê của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV); tính đến tháng 10 năm 2018, ước tính có khoảng 790 cá thể Gấu đang bị nuôi nhốt trong các trang trại trên toàn quốc. Các nhà khoa học cho rằng, số lượng Gấu ngoài tự nhiên còn rất ít so với số lượng Gấu đang bị nuôi nhốt. Mặc dù có những ghi nhận về việc Gấu sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng hầu hết các cá thể Gấu trong trang trại có đều có nguồn gốc từ tự nhiên.

Đứng trước thực trạng trên, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội với chức năng, nhiệm vụ là “cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ thăm quan, học tập; quan hệ trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp động vật hoang dã các thế hệ sau F2”, đang nỗ lực thực hiện tốt công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã nói chung và loài Gấu ngựa tại Việt Nam nói riêng.

(Hình ảnh: Các cá thể Gấu được cứu hộ, bảo tồn tại Trung tâm)

Hiện tại Trung tâm đang cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng 22 cá thể Gấu ngựa trưởng thành. Số cá thể Gấu ngựa trên được Trung tâm tổ chức tiếp nhận từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Phần lớn các cá thể Gấu trước đó đều bị nuôi nhốt trong các chuồng cũi chật hẹp và có tình trạng sức khỏe không tốt. Do vậy ngay sau khi tiếp nhận Trung tâm đã tiến hành tổ chức khám sức khỏe tổng thể và chăm sóc, nuôi dưỡng theo đúng quy trình kỹ thuật cứu hộ đã được Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Hà Nội ban hành. Các cá thể Gấu sau khi được cứu hộ về Trung tâm sẽ được thường xuyên theo dõi sức khỏe và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với từng cá thể. Đặc biệt, gấu không chỉ được chăm sóc về thể chất mà các yếu tố khác về chất lượng cuộc sống cũng rất được chú trọng. Trung tâm đã thiết kế một chương trình làm giàu dành riêng cho gấu, trong đó cho phép gấu thể hiện các hành vi tự nhiên, kích thích sự phát triển các giác quan cũng như các kỹ năng sinh tồn.

Với khu chuồng bán hoang dã, có diện tích gần 1.000m2, được thiết kế phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn về phúc lợi động vật như: Cây xanh, bể bơi, võng đu, cầu trượt…với những điều kiện chuồng trại, phúc lợi đồng bộ; tạo môi trường sống tốt nhất cho các cá thể Gấu để chúng có thể làm quen với môi trường tự nhiên, dần phục hồi tập tính sinh học vốn có của chúng.

Ngoài ra Trung tâm thường xuyên phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực bảo tồn động vật hoang dã; nhằm chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với nhân viên chăn nuôi thú, nâng cao năng lực quản lý, chăn nuôi động vật, tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho loài Gấu ngựa đang cứu hộ tại Trung tâm. Từ ngày 23/4/2018 đến ngày 24/4/2018; Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã nước Việt (FB Việt) thuộc Tổ chức quốc tế phi lợi nhuận FOUR PAWS, tổ chức khám sức khỏe và điều trị cho 03 cá thể Gấu ngựa tại Trung tâm.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao là cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã…Trong những năm qua, Trung tâm luôn tích cực chủ động, khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất, cũng như trong công tác chuyên môn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Sở Nông nghiệp & PTNT; UBND thành phố Hà Nội giao. Đặc biệt là trong những năm gần đây, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, trong đó có loài Gấu ngựa. Đây là những thành công bước đầu, đáng khích lệ. Giúp bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Đảm bảo đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.

Nguyễn Đình Văn – Nhân viên Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9159
Tổng lượng truy cập: 25257804