SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 60 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiền thân là Sở Canh Nông Hà Nội được thành lập theo nghị định số 10-CN/ND ngày 30/11/1954 của Bộ Canh Nông. Trải qua quá trình hoạt động, các giai đoạn lịch sử, Sở Canh Nông Hà Nội đã được đổi tên và nhiều lần thực hiện chia tách, hợp nhất để phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, tháng 8/2008, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội được thành lập lại trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây (cũ) và Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (cũ).

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiền thân là Sở Canh Nông Hà Nội được thành lập theo nghị định số 10-CN/ND ngày 30/11/1954 của Bộ Canh Nông. Trải qua quá trình hoạt động, các giai đoạn lịch sử, Sở Canh Nông Hà Nội đã được đổi tên và nhiều lần thực hiện chia tách, hợp nhất để phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, tháng 8/2008, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội được thành lập lại trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Tây (cũ) và Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (cũ).60 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên chức ngành Nông nghiệp & PTNT là lực lượng trực tiếp thực hiện chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp Thủ đô trên từng chặng đường vẻ vang, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội.

1. Nông nghiệp Hà Nội sau ngày giải phóng bị ảnh hưởng do chiến tranh tàn phá nặng nề, nông nghiệp ngoại thành tiêu điều, ruộng đất hoang hóa, sâu bệnh, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi hoành hành, trâu bò ít, sức kéo thiếu, hệ thống thủy lợi hầu như chưa có… Thực hiện chủ trương của Đảng và Thành phố, trên cơ sở tiếp quản Sở Nông lâm Bắc Việt của chính quyền cũ, năm 1955 Sở Nông lâm Hà Nội được thành lập bao gồm các Ty, Phòng, Trạm để quản lý chỉ đạo là: Ty canh nông ngoại thành (thuộc các quận 5, 6, 7), Phòng Canh nông (quận 8), Phòng nghề cá và 2 Trạm phúc kiểm lâm. Nhiệm vụ của Sở là hướng dẫn nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với số cán bộ ban đầu là 250 người (trong đó trình độ Cao đẳng có 6 người, trình độ Trung cấp kỹ thuật có 12 người, còn lại là công nhân viên). Quá trình cải tạo, phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã được Thành ủy, UBND TP chỉ đạo sát sao với phương châm kết hợp giữa thủy lợi hóa và hợp tác hóa; chỉ đạo bước đầu thí điểm cơ khí hóa nông nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ XX.

Liên tục trong các năm sau ngày giải phóng, các hệ thống thủy nông, thủy lợi lớn đã được xây dựng dần đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; nhân dân tích cực khai hoang mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời áp dụng rộng rãi các biện pháp cải tiến kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; mở rộng phát triển thêm các ngành nghề nông thôn nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống. Qua 10 năm tiến hành khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế XHCN và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), nông nghiệp Thủ đô đã có những bước tiến vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nông nghiệp phát triển theo hướng đa canh và thâm canh, từ trồng cây lương thực là chủ yếu sang trồng cây thực phẩm, cây công nghiệp và phát triển chăn nuôi, thủy sản. Nông nghiệp ngọa thành Hà Nội hình thành 3 vùng chuyên canh (vùng 1: sản xuất rau và chăn nuôi; vùng 2: sản xuất cây công nghiệp, rau, đậu thực phẩm và chăn nuôi; vùng 3: sản xuất lương thực và chăn nuôi) từng bước trở thành vành đai thực phẩm của Thành phố. Năm 1965, diện tích gieo cấy lúa đạt 42.369 ha, năng suất 45,84 tạ/ha, sản lượng lúa thu hoạch đạt trên 190.000 tấn), huy động lương thực cho nhà nước đạt 19.280 tấn; Chăn nuôi phát triển với tổng đàn lợn năm 1965 đạt 173.380 con; đàn bò đạt trên 25.000 con, đàn gia cầm trên 500.000 con; nuôi trồng thủy sản đạt gần 7000 ha, sản lượng trên 5000 tấn. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1965 đạt 76.169 triệu đồng, trong đó trồng trọt đạt 49.554 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65%;… Đến năm 1967, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt mức 5,16 tấn thóc/ha, vượt qua ngưỡng 5 tấn (sau tỉnh Thái Bình) trong đó có nhiều HTX đạt 7 tấn/ha như HTX Hà Nội-Huế-Sài gòn; HTX Đại Từ; HTX Yên Duyên…

Trong giai đoạn 1965-1975, Ngành Nông nghiệp Hà Nội vừa thực hiện nhiệm vụ sản xuất vừa thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Thủ đô góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Miền Bắc, giải phòng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Cán bộ, CNVC của ngành đã vượt qua khó khăn, gian khổ chống thiên tai, địch họa, thực hiện 3 cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được củng cố thông qua cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, đưa lên HTX bậc cao; thực hiện “3 xây, 3 chống” trong các cơ sở nông, lâm, ngư nghiệp. Năng suất lúa đạt trên ngưỡng 5 tấn/ha/năm, tổng Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1975 đạt 90.907 triệu đồng, tăng 19,3% so với năm 1965.

Đất nước hòa bình thống nhất, cả nước đi lên CNXH, thực hiện chủ trương của Thành ủy, ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông nghiệp theo Chỉ thị của Trung ương, kiện toàn bộ máy HTX, củng cố, sắp xếp lại lao động; quy hoạch phân vùng sản xuất. Thực hiện Chỉ thị số 100 CT/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư TW đảng về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm cho nhóm lao động và người lao động trong HTX nông nghiệp” (khoán 100) và Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 về “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp (khoán 10); thực hiện cơ chế khoán sản phẩm đến hộ nông dân là khâu đột phá trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, quan hệ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nguyện vọng của nông dân, tạo ra động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ nông nghiệp phát triển, làm biến đổi sâu sắc nền nông nghiệp Thủ đô và kinh tế-xã hội ngoại thành Hà Nội. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 52,9 vạn tấn (năm 1989), sản xuất vụ đông đạt 45% diện tích canh tác. Thực hiện Nghị quyết TW lần thứ 5 (khóa VII) về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn”, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế hàng hóa, quy hoạch và quản lý đất đai theo hướng xây dựng vùng chuyên canh gắn với cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản; công tác thủy lợi, đê điều được hiện đại hóa, cứng hóa… đảm bảo phục vụ sản xuất phòng chống lụt bão. Giá trị sản lượng, năng suất, chất lượng các loại sản phẩm nông nghiệp và kinh tế nông thôn đều tăng trưởng với tốc độ cao.

2. Sau 60 năm xây dựng và phát triển, từ Sở Canh Nông với hơn 100 cán bộ, CNVC đến nay bộ máy tổ chức của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà nội đã lớn mạnh bao gồm LĐS; 7 phòng chức năng và Thanh tra Sở; 9 Trung tâm; 8 Chi cục; 8 Ban quản lý (trong đó có 5 Ban quản lý dự án); với biên chế hành chính, sự nghiệp được giao năm 2014 là 3.171 chỉ tiêu. Nhìn chung đội ngũ CBCNVC trong ngành có tinh thần đoàn kết, được đào tạo cơ bản, có trách nhiệm và kinh nghiệm trong công tác. Các tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh... hoạt động đồng đều và hiệu quả.

NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Thời tiết diễn biến bất thư­ờng liên tục từ năm 2008 đến nay; thiên tai, dịch bệnh, hạn hán kéo dài, như­ng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển luôn đạt và v­ượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; ngành Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã tiến bước vững chắc với những thành tích đáng tự hào: Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng; tổng sản lượng lương thực luôn vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm và đạt trên 1,2 triệu tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng từ 1,1-1,3 lần (đàn bò sữa tăng trên 1,5 lần); sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 1,3 lần và đạt 396.000 tấn (năm 2013); cơ sở hạ tầng nông nghiệp ngày càng được đổi mới, nâng cấp; hệ thống đê điều, công trình thủy lợi không ngừng được củng cố đảm bảo phục vụ sản xuất, an toàn phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai; bộ mặt nông thôn luôn được đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được nâng cao.

*Hiện tại, Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 332.890 ha, với số dân trên 6,8 triệu người; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là trên 188.600 ha, chiếm tỷ lệ 56,7% và dân số sống ở khu vực nông thôn gần 4 triệu người chiếm tỷ lệ 57%. Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trong các năm qua sản xuất nông nghiệp Thủ đô tiếp tục được duy trì và phát triển, các chỉ tiêu phát triển cụ thể như sau:

+ Tổng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản; năm 2012 đạt 8727 tỷ đồng (giá cố định) tăng 18,2% so với năm 2008; và đạt 37.181 (giá thực tế) tăng 84,6% so với năm 2008; năm 2013 ước đạt 9.049 tỷ đồng (giá cố định), tăng 22,5% so với năm 2008 và 39.815 tỷ (giá thực tế), tăng 97,7% so với năm 2008;

+ Cơ cấu giá trị (2013): Trồng trọt-lâm nghiệp: 42,4%; Chăn nuôi, thủy sản: 54,4%; Dịch vụ: 3,2%

+ Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 304.000 ha; trong đó diện tích lúa cả năm đạt 204.000 ha; năng suất bình quân đạt 58,80 tạ/ha; sản lượng bình quân xấp xỉ 1,2 triệu tấn/năm, chiếm tỷ lệ 2,75% sản lượng lúa toàn quốc; Diện tích ngô cả năm bình quân đạt trên 20.000 ha, sản lượng bình quân xấp xỉ 100.000 tấn/năm; tổng diện tích rau, đậu thực phẩm các loại gần 30.000 ha, sản lượng xấp xỉ 600.000 tấn/năm; diện tích cây đậu tương đông hàng năm bình quân đạt khoảng 26.000 ha, sản lượng bình quân khoảng 32.000 tấn/năm...

+ Chăn nuôi hiện có trên 1,4 triệu con lợn; trên 166.000 con trâu, bò (trong đó Bò sữa trên 13.000 con); trên 24,5 triệu con gia cầm (trong đó đàn gà 16 triệu con, đàn vịt, ngan ngỗng 5,7 triệu con). Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 396.000 tấn/năm; sản lượng sữa tươi đạt 22,8 nghìn tấn/năm; sản lượng trứng các loại đạt 1000 triệu quả/năm; nuôi trồng thuỷ sản (2013) với diện tích 21.000 ha, sản lượng cá đạt 76.000 tấn.

+ Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2013 đạt 212,4 triệu đồng/ha, tăng 65% so với năm 2008;

+ Giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 1,75% năm; tổng sản lượng lương thực đạt trên 1,3 triệu tấn/năm. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng hiệu quả; diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả đặc sản tiếp tục được mở rộng. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được coi trọng, hiện nay 100% giống lúa được cấp I hóa; 100% diện tích ngô được gieo trồng bằng giống lai. Tỷ lệ lợn ngoại và lợn hướng nạc đạt 75%; tỷ lệ đàn bò lai sin đạt trên 70% tổng đàn...

Nông nghiệp thủ đô bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hoá tập trung với năng suất và giá trị thu nhập cao như: vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cam canh, bưởi diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa tập trung tại các huyện Đông Anh, Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì, Mê Linh… Nhiều hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, các loại hình dịch vụ nông nghiệp, thương mại, vận tải... phát triển mạnh ở các huyện, thị xã đã góp phần tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn.

*Khu vực nông thôn được chú trọng đầu tư, các chương trình của Thành ủy về phát triển kinh tế - xã hội ngoại thành được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Thành phố đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nhiều dự án đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập cho nông dân được triển khai thực hiện. Các công trình thủy lợi, đê điều, kè chống sạt lở bờ sông Đà, sông Hồng, sông Đáy, sông Bùi được đầu tư cải tạo nâng cấp..

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Đề án xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội, Tính đến hết năm 2013 trên địa bàn Thành phố có 19/19 huyện, thị xã phê duyệt đề án xây dựng NTM cấp huyện, 100% số xã phê duyệt quy hoạch và đề án xây dựng NTM; đã có 50 xã đạt chuẩn Nông thôn mới được Thành phố công nhận; 153 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí; 148 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 -13 tiêu chí; 50 xã đạt và cơ bản đạt từ 5 - 9 tiêu chí;

Toàn thành phố có 996 HTX nông nghiệp; 1.291 trang trại các loại; 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% số làng của toàn Thành phố (trong đó có 286 làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận). Hoạt động của các HTX, các làng nghề và các trang trại đã thu hút được một lực lượng lao động đáng kể từ khu vực nông thôn tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú như: Hàng dệt may, đồ gỗ, nông sản chế biến... góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao. Tạo nên các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tạo ra nhiều sản phẩm nông sản hàng hoá chất lượng cao cho thị trường và cho xã hội. Quan hệ hợp tác phát triển kinh tế trong nông thôn ngày càng được mở rộng. Nhiều HTX dịch vụ nông nghiệp làm ăn có hiệu quả, các loại hình dịch vụ về xây dựng, vận tải, thương mại… phát triển đều khắp các vùng góp phần thúc đẩy và làm sôi động các hoạt động kinh tế khu vực nông thôn.

Hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, điện, nước sạch được quan tâm đầu tư. 100% số thôn, xã có điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt; Các đường liên xã được nâng cấp, đường liên thôn và đường làng phần lớn được bê tông hóa; 100% số xã có trạm y tế (trong đó 77,6% trạm y tế xã có bác sỹ). Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn. Công trình nhà văn hoá, sân vận động thể thao ở nhiều nơi được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp. Công tác vệ sinh môi trường bước đầu đã được quan tâm đầu tư, tỷ lệ xã, thôn được thu gom rác thải trên địa bàn thành phố đạt trên 74%.

*Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 8,2 triệu đồng/năm ở năm 2008 lên trên 21,3 triệu đồng ở năm 2012 và năm 2013 đã đạt 23,7 triệu đồng/người/năm. Nông thôn không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5% (năm 2008 là 9,27%, năm 2012 còn 5,1%; năm 2013 ước còn 2,6%); tỷ lệ số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt trên 91,5% trong đó có 35,26% số dân được sử dụng nước sạch; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt khoảng 42%; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Trên 90% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; trên 95% số xã và 30% số thôn có máy tính kết nối Internet; 70% số hộ có điện thoại...

KẾT QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2014:

- Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho 05 cá nhân; tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 04 tập thể; 08 cá nhân;

- Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Sở NN & PTNT (năm 2013);

- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 15 tập thể, 21 cá nhân;

- UBND thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 33 tập thể; tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua thành phố” cho 16 cá nhân; tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” cho 73 tập thể; tặng Bằng khen cho 79 tập thể, 108 cá nhân; tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” cho 35 cá nhân...

- Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng Cờ thi đua xuất sắc cho Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội (năm 2011); tặng Bằng khen cho 82 tập thể, 102 cá nhân; tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và PTNT” cho 971 cá nhân...

- Ngoài ra, hàng trăm tập thể, cá nhân trong ngành được UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp & PTNT tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong các chuyên đề thi đua do Thành phố, Sở NN&PTNT Hà Nội phát động...

- Giám đốc Sở tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” cho hơn 1000 lượt cá nhân; tặng Giấy khen cho hàng trăm tập thể, hàng nghìn cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua...

*Đặc biệt năm 2014, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng Nhất-Đây là phần thưởng xứng đáng của Đảng và Nhà nước cho những đóng góp của Ngành Nông nông nghiệp & PTNT Thủ đô qua 60 năm xây dựng và phát triển./.

Ths. Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở nông nghiệp & PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6870
Tổng lượng truy cập: 24888394