Bài 3: Hiện đại hoá nền nông nghiệp
Hà Nội đang tập trung chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT) gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với mục tiêu đến năm 2013 sẽ hoàn thành công tác này. Mặc dù còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, nhưng với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ từ thành phố đến cấp xã và thôn, cùng sự đồng thuận cao của nhân dân, kế hoạch đang được triển khai có hiệu quả mở ra cơ hội mới cho nông nghiệp Thủ đô.

 Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thành phố Hà Nội có tổng diện tích đất nông nghiệp là 179.270 ha. Trước đây, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, ruộng đất nông nghiệp được giao khoán đến từng hộ gia đình được chia bình quân có ruộng tốt, có ruộng xấu, có gần có xa.  Do vậy, rất phân tán, manh mún, bình quân 10 - 12 thửa/hộ, cá biệt có nơi tới 30 - 40 thửa/hộ, diện tích bình quân 150m2/thửa, có nơi diện tích mạ chỉ có 5 - 7m2/thửa. Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Hà Nội xác định, DĐĐT sẽ giải quyết được cơ bản tình trạng manh mún và phân tán ruộng đất cho người nông dân, tạo điều kiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung; thuận lợi để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa  cơ giới hóa vào nông nghiệp, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu suất lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho người nông dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tạo quỹ đất để có mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi thực hiện nhóm tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất trong nông thôn mới; tạo quỹ đất công cho cơ sở để thực hiện đấu giá huy động nguồn nội lực cho xây dựng nông thôn mới.

Qua những kết quả bước đầu trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện thành công công tác DĐĐT ở cơ sở cho thấy, năng suất cây trồng, vật nuôi đã tăng lên và tạo điều kiện cho việc tích tụ ruộng đất ra đời. Trong đó, cái được lớn nhất là người dân rất phấn khởi thấy ích lợi của DĐĐT. Bà Trịnh Thị Hùng, xóm Trung xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ cho biết: Trước khi DĐĐT, gia đình có 5 sào ruộng, chia làm 6 miếng ở 6 xứ đồng. Khi được xã, thôn phổ biến về chủ trương DĐĐT, gia đình không mấy mặn mà bởi lo sợ mất đất, sợ không công bằng... Sau khi được tuyên truyền giải thích, gia đình đã hiểu và nhất trí. Nay số thửa giảm chỉ còn 2, canh tác rất thuận lợi. “Nếu như trước đây làm 10 buổi, nay chỉ mất 3 buổi là xong, thời gian còn lại, gia đình tập trung vào làm nghề phụ”- bà Hùng cho biết. Cũng tại huyện Chương Mỹ, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Hữu Văn Phùng Xuân Hiến cho biết, lúc đầu ông cũng không tin vào thành công bởi Hữu Văn vốn là đất đồi gò, người dân đang sản xuất ổn định rồi. Bây giờ rũ tung ra dồn lại không biết người dân có thuận hay không? Nhưng bây giờ khi nhìn cánh đồng thẳng cánh cò bay thì tin rồi.

Theo dõi bước phát triển nông nghiệp Thủ đô, ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, nền nông nghiệp Hà Nội đã có bước chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp không chỉ chuyển dịch cơ câu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả mà còn được ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ. Đến nay, các chương trình khoa học và công nghệ cấp thành phố đã triển khai 540 đề tài, dự án nghiên cứu, trong đó có 89 đề tài trực tiếp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tỷ lệ ứng dụng kết quả vào thực tiễn của các đề tài khoảng 70%, dự án là 100%. Từ kết quả nghiên cứu khoa học đã hình thành các quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới, một số giống cây ăn quả đặc sản, giống lúa lai năng suất cao cho vùng ngoại thành. Đồng thời, triển khai thực nghiệm mô hình đồng bộ như: sản xuất rau an toàn, phòng chống dịch bệnh tổng hợp trong chăn nuôi bò thịt, bò sữa chất lượng hiệu quả, an toàn dịch bệnh. Nhiều giải pháp về cơ chế chính sách được đề xuất áp dụng đã cho hiệu quả cao, giúp nông dân phát huy tiềm năng đất đai.

Đặc biệt, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình số 02-CT/TU của Thành uỷ về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”, đến nay, thành phố đã hình thành 34 vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao với quy mô 10.670ha; xây dựng một số mô hình sản xuất hoa cho giá trị kinh tế cao với quy mô 17.23ha tại các huyện Mê Linh, Sóc Sơn, Ba Vì; xây dựng vùng cây ăn quả giá trị kinh tế cao với quy mô 757ha và xác định được một số vùng chăn nuôi trọng điểm (4 vùng chăn nuôi lợn, 15 xã chăn nuôi bò thịt, 12 xã chăn nuôi bò sữa, 5 vùng chăn nuôi gia cầm). Các mô hình sản xuất trên bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế, tăng giá trị sản xuất, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động...

Kết quả trên đã khẳng định ưu thế vượt trội của công tác DĐĐT. Vấn đề đặt ra, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành nhiệm vụ này theo đúng kế hoạch. Muốn vậy, trước hết công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để phổ biến sâu, rộng để người dân chưa thông, sớm hiểu được lợi ích của công tác DĐĐT trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới, tạo tiền đề cho sản xuất phát triển thì các bước tiếp theo mới được triển khai thuận lợi... 

 

 

HANOI PORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1508
Tổng lượng truy cập: 22313801