Cần tích cực tuyên truyền về lợi ích của dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
Sáng 3/12, huyện Chương Mỹ tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động số 02 của Thành ủy Hà Nội (khóa XIV) về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái đã đến dự.

 Trong 3 năm qua, sản xuất nông nghiệp huyện Chương Mỹ đã có nhiều chuyển biến cả về năng suất, chất lượng, giá trị thu nhập. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề và dịch vụ, nhiều nghề truyền thống ở nông thôn được duy trì và mở rộng. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 2.890 tỷ đồng, đạt 98,5% so kế hoạch và bằng 102,6% so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng đạt 2,6%. Tổng diện tích đã gieo trồng 24.303 ha, đạt 94,8% kế hoạch năm và bằng 96,7% so với cùng kỳ. 


Về công tác xây dựng nông thôn mới, tính đến nay, xã điểm Thụy Hương đạt 19/19 tiêu chí; 03 xã đạt 15-17 tiêu chí; 19 xã đạt 12-15 tiêu chí; 08 xã đạt 9-11 tiêu chí. Phấn đấu 17 xã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới đến năm 2015. Số còn lại hoàn thành vào năm 2020. Đặc biệt, trong năm 2012-2013, toàn huyện đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được 7.947,09ha (đạt 198,6% kế hoạch thành phố giao). 

Tổng diện tích thực hiện dồn điền đổi thửa toàn huyện là 10.443,46 ha, đã thực hiện đạt được 7.947,09 ha ở 29 xã, thị trấn. Đã có 177/215 thôn, xóm thực hiện xong dồn điền đổi thửa đạt 198,7% so với với kế hoạch thành phố giao và đạt 76% tổng diện tích phải dồn điền của huyện. Tổng số hộ được giao ruộng là 31.491 hộ, trong đó số hộ được giao 1, 2 thửa là 5.437 hộ, số thửa nhỏ nhất là 270m2. 

Có 17 xã hoàn thành dồn điền đổi thửa, còn 38 thôn, xóm ở 14 xã với diện tích sẽ phải dồn là 2.496,37 ha. Trên địa bàn huyện đã có 29 xã, thị trấn làm giao thông thủy lợi nội đồng, khối lượng đào đắp là 3.447.807m3. Nhiều mô hình được triển khai sau dồn điền, đổi thửa cho kinh tế cao như: mô hình chăn nuôi tập trung ở xã Hữu Văn; trồng cây ăn quả ở xã Trần Phú; chăn nuôi - thả cá ở xã Lam Điền, Hoàng Diệu.

Tuy nhiên, trong 3 năm thực hiện chương trình của Thành ủy, kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng chậm, tiến độ xây dựng NTM ở một số xã còn chậm. Nguồn lực xây dựng NTM trong giai đoạn hiện tại rất khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là kinh phí đầu tư chủ yếu vẫn là nguồn ngân sách nhà nước, việc huy động đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp còn hạn chế, công tác đấu giá đất, khai thác nguồn lực xây dựng NTM kết quả thấp chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. 

\"\"
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái thăm quan trang trại nuôi gà ở xã Hữu Văn

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đánh giá: qua 3 năm xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn nhiều xã của huyện đã vượt qua khó khăn. Có được thành công này là do huyện đã triển khai và thực hiện có kế hoạch triển khai bài bản, đặc biệt khâu tuyên truyền được triển khai tốt, cán bộ gương mẫu đi đầu. Cán bộ từ huyện xuống xã, thôn đã biết vận dụng linh hoạt việc lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố để phù hợp với từng đặc điểm từng nơi, đặc biệt tạo ra khâu đột phá trong dồn điền đổi thửa. Sau dồn điền, huyện đã xây dựng và hình thành được các khu sản xuất nông nghiệp tập trung, thu nhập trên 1 ha tăng nhanh như: mô hình cam Canh, bưởi Diễn, chăn nuôi xa khu dân cư.

Phó bí thư nhấn mạnh, trong thời gian tới, huyện cần tuyên truyền cho bà con nông dân về lợi ích của dồn điền, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đối với phát triển, nông nghiệp nông thôn. Tuyên truyền về cơ giới hóa, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đi đôi với bảo vệ môi trường, về các mô hình làm được. Phấn đấu đến 2015 thêm 4 đến 5 xã đạt tiêu chí về xây dựng NTM.

* Trước đó, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đã đi thăm mô hình chăn nuôi tập trung xa khu dân cư của gia đình ông Nguyễn Văn Hải, ở xã Hữu Văn. Đây là một trong những trang trại thành công trong chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Hiện nay, trang trại có 70.000 gà, cung cấp số lượng trứng lớn cho thị trường thành phố. Bên cạnh đó, chủ trang trại còn nuôi 3.000 con lợn đạt năng suất và giá trị kinh tế cao. Cũng trong buổi sáng, Phó Bí thư đã đi thăm một số mô hình trồng cam Canh, bưởi Diễn ở xã Trần Phú, đây là khu chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây ăn quả, có diện tích 50ha, hiện nay cho giá trị kinh tế cao, trung bình lãi một 1 năm đạt 400 triệu đồng/hộ.

 

HANOI PORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 380
Tổng lượng truy cập: 22313801