Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn
UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 112/KH-UBND về kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2012.

Kế hoạch nhằm tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 1956, đồng thời, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động; Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân vào việc triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tạo được sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, ngành trên địa bàn thành phố trong việc triển khai thực hiện Quyết định 1956.

Thành phố dự kiến dạy nghề cho 30.500 lao động nông thôn, trong đó, đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 30.000 lao động nông thôn (nghề nông nghiệp: 11.245 người, nghề phi nông nghiệp 15.755 người). Đào tạo trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề cho 500 lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Đồng thời, Thành phố cũng sẽ đào tạo bồi dưỡng 2.300 cán bộ, công chức cấp xã, bao gồm: Bồi dưỡng nghiệp vụ công chức xã: chức danh Địa chính- Xây dựng cho 500 người; Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND trúng cử lần đầu cho 1.000 người; Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công chức xã sau tuyển dụng: 800 người.

Phấn đấu tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề: tối thiểu đạt 80%; 100% lao động nông thôn được tuyên truyền phổ biến về Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

Để đạt được các mục tiêu trên, Thành phố đã đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như: Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn; Tổ chức dạy nghề và các mô hình điểm về dạy nghề cho lao động nông thôn; Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề; Phát triển và nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cán bộ công chức cấp xã; Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; Tổ chức khảo sát bổ sung nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.

Đối tượng học nghề, chính sách đối với cơ sở dạy nghề, chính sách đối với giáo viên thực hiện như Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 26/12/2011 của UBND Thành phố.

UBND Thành phố giao Sở Lao động TBXH chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan, tổ chức có liên quan để điều phối, hướng dẫn và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp của kế hoạch.

 admin   HANOI PORTAL


BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9260
Tổng lượng truy cập: 22212886