Tình hình phát triển chăn nuôi và công tác xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2013. Định hướng những năm tiếp theo



1. Tình hình phát triển chăn nuôi

Chăn nuôi thành phố Hà Nội trong những tháng đầu năm 2013 được duy trì và phát triển tốt. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố Hà Nội thời điểm 6 tháng đầu năm 2013:

Tổng đàn bò toàn Thành phố là 137.778 con. Trong đó bò thịt 117.976 con. Bò sữa 18.121 con. Bê 1.681 con. Sản lượng sữa đạt 93,4 tấn/ngày.

Tổng đàn lợn hiện nay là 1.379.389 con. Trong đó lợn nái 164.534 con, lợn thịt 1.212.573 con, lợn đực giống 2.282 con.

Tổng đàn gia cầm hiện có 19.697.000 con. Trong đó gà 14.228.000 con; vịt, ngan, ngỗng 5.469.000 con.

2. Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư

2.1. Phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm


Xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm
Đến nay đã xây dựng và phát triển ổn định được 12 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm(xã Phượng Cách- Quốc Oai, Tản Lĩnh, Yên Bài, Vân Hòa, Minh Châu-Ba Vì, Dương Hà,

Phù Đổng, Trung Màu, Đặng Xá-Gia Lâm, Phương Đình-Đan Phượng, Vĩnh Ngọc-Đông Anh, Xuân Phú-Phúc Thọ) với tổng đàn là 10.123 con/2.555 hộ, chiếm 55,86% tổng đàn bò sữa toàn Thành phố. Sản lượng sữa sản xuất 78,96 tấn/ngày chiếm 84,5% tổng sản lượng toàn Thành phố.

Xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm

Hình thành 15 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm gồm xã Lệ Chi, Văn Đức (Gia Lâm); Tự Lập (Mê Linh); Bắc Sơn, Minh Trí (Sóc Sơn), Thụy Hương, Lam Điền (Chương Mỹ); Kim An (Thanh Oai), Đông Yên (Quốc Oai), Tòng Bạt, Minh Quang, Minh Châu (Ba Vì), Thượng Cốc (Phúc Thọ), Đồng Tâm (Mỹ Đức), Sơn Công (Ứng Hòa) hiện có 22.594 con/12.159 hộ nuôi chiếm 19,1% tổng đàn bò toàn Thành phố. Trong đó số hộ chăn nuôi trên 5 con là 490 hộ. Quy mô đạt 1,86 con/hộ.

Vùng, xã chăn nuôi lợn

Đã xây dựng và phát triển được một số vùng, xã chăn nuôi lợn trọng điểm để triển khai thực hiện theo nội dung chương trình gồm:

Xây dựng được 4 vùng chăn nuôi lợn trọng điểm tại 4 huyện Ứng Hòa, Thạch Thất, Thanh Oai, Sơn Tây với tổng đàn 205.777 con/148 hộ; 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm trên địa bàn thị xã Sơn Tây, huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Gia Lâm với 222.285 con/192 hộ; 6 khu chăn nuôi lợn tập trung tại 4 huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố với tổng đàn 27.637 con/32 hộ.

Bên cạnh đó cũng đã xây dựng được 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm ở 7 huyện, thị xã như thị xã Sơn Tây, huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Ứng Hòa,...

Vùng, xã chăn nuôi gia cầm

Hình thành rõ nét và phát triển mạnh 6 vùng chăn nuôi gà tập trung quy mô lớn ngoài khu dân cư tại các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Sơn Tây, Quốc Oai Đông Anh, Sóc Sơn với 2.986.795 con/975 hộ; 02 vùng chăn nuôi vịt quy mô lớn tại huyện Ứng Hòa, Phú Xuyên với 368.930 con/305 hộ.

Phát triển chăn nuôi gia cầm ở 29 xã chăn nuôi trọng điểm trên địa bàn 6 huyện, thị xã gồm huyện Đông Anh, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên với tổng số trại là 1.223 trại/3.469.601 con. Trong đó có 21 xã chăn nuôi gà trọng điểm và 8 xã chăn nuôi vịt trọng điểm.

2.2. Phát triển trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư


Trại chăn nuôi lợn
Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có 722 trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Trong đó có 566 trại (34 trại lợn nái, 194 trại lợn thịt, 338 trại chăn nuôi tổng hợp (nái + thịt)) chăn

nuôi theo tiêu chí lợn nái từ 10 con, lợn thịt từ 100 con/trại trở lên với số lượng 320.329 con (lợn nái 28.919 con, lợn thịt 326.123 con). Diện tích bình quân là 1,1ha/hộ.

Trại chăn nuôi gia cầm

Toàn Thành phố hiện có 2.147 trại chăn nuôi ngoài khu dân cư với tiêu chí quy mô từ 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thịt, 500 gà thả vườn, 500 vịt trở lên. Tổng đàn 6.042.723 con, trong đó gà đẻ 502 trại/2.162.042 con; gà thịt công nghiệp 614 trại/2.315.421 con, gà thả vườn 153 trại/147.700 con, vịt 819 trại/1.231.160 con, chăn nuôi tổng hợp 59 trại/121.300 con gà, 64.650 con vịt. Diện tích bình quân 8.800 m2/trại.

2.3. Hợp tác xã chăn nuôi

Trên địa bàn Thành phố hiện có một số Hợp tác chăn nuôi hoạt động hiệu quả như HTX Dịch vụ và chăn nuôi Cổ Đông - Sơn Tây có 126 hộ nuôi tai Sơn Tây với tổng đàn lợn là 115.600 con (lợn nái 2.060 con, lợn thịt 113.540 con), đàn gà 560.000 con…

 

\"\"



3. Công tác xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại

Năm 2012, Trung tâm đã xây dựng thành công chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm trứng gà Tiên Viên với 10 hộ chăn nuôi và 90 cửa hàng tiêu thụ trứng; Hỗ trợ chuỗi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hộp đựng trứng, in tem nhãn và tờ rơi giới thiệu về chuỗi. Kết quả đã liên kết được 12 hộ chăn nuôi tham gia với sản lượng trứng tiêu thụ 70.000 quả/ngày/90 cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, giá trứng cao hơn sản phẩm cùng loại tiêu thụ tự do 150 đồng/quả. Quan trọng hơn là bước đầu đã hình thành chuỗi chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm khép kín, các hộ trong chuỗi đều cam kết chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo sản phẩm đến người tiêu dùng đạt tiêu chuẩn VSATTP.

Tư vấn, hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ thịt lợn hữu cơ của trang trại Bảo Châu - Sóc Sơn, hiện nay trang trại này đã có cơ sở giết mổ đảm bảo ATVSTP, có trại chăn nuôi lợn theo công nghệ sinh học và 10 cửa hàng tiêu thụ tại các quận nội thành.

Tư vấn, hỗ trợ xây dựng một số nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi của Hà Nội như trứng gà sạch Tiên Viên; Trứng gà 729 của trại Nguyễn Hữu Phú – xã Yên Bài - Ba Vì, thịt lợn hữu cơ Bảo Châu,...

Tiếp tục trong năm 2013 và những năm tiếp theo sẽ tư vấn, hỗ trợ đăng ký 07 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm gồm “vịt cỏ Vân Đình”; “trứng vịt Liên Châu”, “vịt giống Đại Xuyên”, “gà thả vườn Ba Vì”, “gà đồi Sóc Sơn”, “thịt bò Hà Nội”, “thịt lợn hữu cơ Bảo Châu”.

Triển khai đưa một số sản phẩm chăn nuôi của 05 đơn vị gồm Trang trại Bảo Châu, Công ty cổ phần thực phẩm sạch 3F; Trang trại 729 Ba Vì; Công ty Cổ phần Giang Sơn – Bắc Giang; Công ty cổ phần Tiên Viên tiêu thụ qua các điểm phân phối của Công ty CP Sàn giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội (sanbanbuon.vn).

4. Thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm và công tác quản lý giết mổ trên địa bàn Thành phố


Tình hình giết mổ gia súc, gia cầm

 Hiện chia làm 5 nhóm gồm cơ sở giết mổ công nghiệp; cơ sở tập trung giết mổ bán công nghiệp; cơ sở giết mổ thủ công tập trung; điểm giết mổ gia súc, gia cầm và các hộ kinh doanh giết mổ tại các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Cơ sở giết mổ công nghiệp: Hiện có 07 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với dây truyền hiện đại tại các huyện:

Cơ sở tập trung giết mổ bán công nghiệp: Có 06 cơ sở tập trung giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp (4 cơ sở giết mổ gia súc, 02 cơ sở giết mổ gia cầm) chủ yếu nằm ở các huyện ngoại thành, công suất lợn từ 10 - 1.500 con/ ngày, gia cầm từ 200 - 3.500 con/ ngày.

Cơ sở giết mổ thủ công tập trung: Có 04 khu giết mổ gia súc, gia cầm thủ công tập trung (03 cơ sở giết mổ lợn, 01 cơ sở giết mổ gia cầm) nằm ở các huyện ngoại thành như Thanh Oai, Từ Liêm, Đông Anh, Đan Phượng.

Điểm giết mổ gia súc, gia cầm: Có 444 điểm, hộ giết mổ gia súc, gia cầm (theo số liệu thống kê của Chi cục thú y Hà Nội, trâu bò≥1, lợn≥ 5 con, gia cầm ≥ 50 con) hầu hết phân tán rải rác ở các huyện, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ của nhân dân. Các điểm giết mổ này thường mổ số lượng nhỏ, bán tại chợ địa phương phục vụ đời sống dân sinh. Chỉ có rất ít các tụ điểm kinh doanh giết mổ lớn ở ngoại thành và vùng phụ cận cung cấp thực phẩm cho Thành phố.

Các hộ kinh doanh giết mổ tại các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm

Theo số liệu của Sở Công Thương có khoảng hơn 2.000 hộ tham gia giết mổ gia súc, gia cầm. Các hộ giết mổ thủ công, nhỏ lẻ hoạt động rải rác trong khu dân cư.

Công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Chi cục Thú y Hà Nội đã chủ động bố trí cán bộ kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, chợ, tụ điểm kinh doanh sản phẩm động vật:

Kiểm soát chặt chẽ giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, kiểm tra nguồn gốc gia súc, gia cầm tại các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm và chỉ thực hiện được việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.

Phúc kiểm, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm tra nguồn gốc sản phẩm gia cầm tại các chợ, tụ điểm buôn bán sản phẩm gia cầm.

5. Định hướng phát triển chăn nuôi của thành phố Hà Nội trong thời gian tới

Tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư theo Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011  của UBND thành phố Hà Nội nhằm phát huy, khai thác tối đa điều kiện thuận lợi, tiềm năng lợi thế của vùng, địa phương phù hợp với từng đối tượng vật nuôi.

Chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua xây dựng các chuỗi liên kết nhằm chứng minh nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi, rút ngắn khoảng cách giữa giá ở cổng trại và giá trên thị trường; Kết nối giữa chăn nuôi - giết mổ - chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng các thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm chăn nuôi của Thủ đô. Khuyến khích phát triển chăn nuôi các giống bản địa, truyền thống.

Tiếp tục tham mưu cho Sở Nông nghiệp &PTNT, UBND Thành phố và các ngành liên quan thực hiện tốt công tác quản lý giết mổ theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội.

Định hướng và xây dựng vùng nguyên liệu cho các cơ sở giết mổ công nghiệp tập trung.

Tăng cường hợp tác với các tỉnh lân cận trong công tác phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng các mô hình trình diễn về chăn nuôi, chế biến công nghệ cao theo hướng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm./.



Tạ Văn Tường

 


BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3070
Tổng lượng truy cập: 22313801