Đổi thay nghề dệt Phùng Xá
Theo sử sách, nghề dệt ở Phùng Xá hình thành từ những năm 1929, được nhân dân nơi đây gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay. Cụ tổ làng nghề là cụ Hoàng Tiến Gan, vốn xuất thân trong một gia đình làm nông, quê hương lại có nghề trồng dâu nuôi tằm nên trong tâm thức cụ luôn nung nấu ý tưởng phát triển nghề dệt. Năm 1928, cụ rời làng đến một số vùng lân cận như Bắc Ninh, Bắc Giang,... để học hỏi.

Năm 1929, cụ mang nghề dệt về làng. Để có tiền mua dụng cụ, cụ đã bán hết những đồ đạc có giá trị trong nhà. Lúc đầu cụ chỉ mở trong phạm vi gia đình, về sau do nhu cầu tiêu dùng vải lụa cao, cụ Gan phải thuê người trong thôn đến dệt. Cũng từ đây, người dân Phùng Xá vừa làm thuê, vừa học nghề, làng nghề cũng hình thành từ đấy. Ngày 1/3 âm lịch hàng năm được người dân Phùng Xá chọn là ngày giỗ người khai sinh ra nghề dệt cho làng.

Vào những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945, sản phẩm của làng chủ yếu là tơ tằm, phương thức dệt cũng khá thủ công. Về sau, quy mô ngày càng mở rộng, phát triển thành hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm chủ đạo là lụa, satanh, khăn mặt,... và được xuất sang Liên Xô (cũ). Nhưng phải từ năm 1986, làng nghề dệt Phùng Xá mới phát triển, sản phẩm đa dạng hơn, thị trường ngày càng mở rộng.

Năm 2004, xã thành lập Hiệp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề dệt Phùng Xá, với nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm khăn truyền thống của làng đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Đổi thay

Ông Phan Minh Doanh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt truyền thống Phùng Xá cho biết: Năm 2001, làng nghề của xã được công nhận là làng nghề truyền thống. Đây chính là động lực để nghề dệt ngày một phát triển, góp phần tạo việc làm cho một lượng lớn lao động, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, diện mạo của xã ngày một thay đổi. Hiện, nghề dệt đang tạo việc làm cho 5.000 lao động với thu nhập bình quân 1,7 - 2,5 triệu đồng/người/tháng và hơn 1.000 lao động ở các vùng lân cận.

“Cả xã hiện có 1.559 máy dệt thủ công, 472 máy dệt hiện đại (máy kim), 21 công ty, 51 cơ sở sản xuất - kinh doanh vừa và nhỏ, 35 máy se công nghiệp, 4 xưởng tẩy nhuộm. Từ năm 2007, sản phẩm của làng bắt đầu xuất khẩu đi một số thị trường như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Đặc biệt, làng nghề đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chương trình XDNTM. Theo đánh giá, tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động, thu nhập của xã đã cơ bản đạt. Đây cũng là tiền đề để xã đẩy mạnh việc thực hiện các tiêu chí còn lại, Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 2,7%”, ông Doanh nói.

Hy vọng, với tiềm lực có sẵn, nghề dệt ở Phùng Xá sẽ ngày một phát triển, góp phần cùng địa phương sớm về đích trên hành trình XDNTM.

Sau 2 năm thực hiện XDNTM, đến nay, Phùng Xá đã hoàn thành 14/19 tiêu chí, trong đó có các tiêu chí cơ bản như: quy hoạch, điện, cơ cấu lao động, hệ thống tổ chức sản xuất, nhà ở dân cư, an ninh trật tự, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập...; một số tiêu chí gần đạt như thủy lợi, chợ nông thôn, trường học. Xã hiện có 6,5km đường liên xã, đã bê-tông hóa được 2,3km; hoàn thành 2,2/8,9km đường trục chính nội đồng. Về thủy lợi, hiện đã kiên cố được 7,7/23,2km kênh mương.
Báo Kinh tế nông thôn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1500
Tổng lượng truy cập: 25357476