Huyện Ba Vì: nông thôn mới chuyển mình tại các xã miền núi
Kinhtedothi - Những năm qua, phong trào hiến đất làm đường, các công trình công cộng ở 7 xã miền núi của huyện Ba Vì ngày càng được nhân rộng.

Trong đó, nhiều hộ người Mường và Dao hưởng ứng cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”, đi đầu trong phong trào giúp các xã hoàn thành chỉ tiêu trong việc xây dựng nông thôn mới.

Tự nguyện hiến đất xây dựng nông thôn mới

Huyện Ba Vì có 31 xã, thị trấn, riêng khu vực miền núi có 7 xã với 76 thôn; đồng bào dân tộc thiểu số có 29.477 người/7.538 hộ (chiếm 37,1% dân số vùng dân tộc, miền núi). Nhận thức của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua được nâng cao rõ rệt, điều đó được thể hiện qua các hoạt động hiến đất làm đường, góp công, góp của để cùng chung tay với chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng khang trang, giàu đẹp.

Trong 5 năm qua, 7 xã miền núi của Ba Vì đã có 343 hộ dân hiến đất với tổng số 30.540m2, trong đó diện tích đất thổ cư là 10.455m2, chiếm 34% số diện tích đất hiến để làm đường và các công trình phúc lợi khác.

Đường sá ngày càng được mở rộng nhờ người dân hiến đất. Ảnh: Lại Tấn
Đường sá ngày càng được mở rộng nhờ người dân hiến đất. Ảnh: Lại Tấn

Điển hình như ở xã Minh Quang của huyện Ba Vì có 40% là đồng bào dân tộc Mường, kinh tế chưa phát triển cao nhưng những cố gắng trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống đã giúp Minh Quang “thay da đổi thịt”. Đây là xã miền núi đầu tiên của huyện Ba Vì cán đích xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Chủ tịch UBND xã Minh Quang Nguyễn Tiến Tha cho biết, kết quả này có được là nhờ ý chí, quyết tâm cao từ chính quyền cấp xã đến thôn, xóm và đặc biệt là sự vào cuộc của Nhân dân địa phương đoàn kết, chung sức cùng nhau từng bước hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Những năm qua, việc tuyên truyền về lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới được phổ biến rộng rãi giúp người dân hiểu và đồng thuận tham gia. Hiện nay, các thôn trên địa bàn xã đều có đường hoa, cây xanh đẹp đẽ, xanh mát, mô hình phát triển kinh tế tốt như: thôn Lặt phát triển dịch vụ, thôn Minh Hồng phát triển làng nghề miến dong, thôn Xuân Thọ và thôn Pheo có truyền thống trồng rau.

“Xã Minh Quang có diện tích tự nhiên hơn 2.800ha; hơn 3.400 hộ dân sinh sống tại 15 thôn và có hơn 40% dân số là đồng bào dân tộc Mường. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021 - 2024, xã Minh Quang đã huy động được hơn 655 tỷ đồng thực hiện xây dựng hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất, văn hóa, môi trường. Trong nhiều năm qua, gần 1.000m2 đất đã được Nhân dân hiến đất làm đường… Tính đến nay, Minh Quang đã có hạ tầng khang trang; các hộ dân đều có nhà ở kiên cố, không có nhà dột nát. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 75 triệu đồng/năm và xã không còn hộ nghèo” - ông Nguyễn Tiến Tha cho biết.

Bên cạnh đó, các xã miền núi như Khánh Thượng, Ba Vì, Yên Bài… cũng tập trung xây dựng, phát triển theo định hướng đề ra. Tại xã Khánh Thượng, dự án đường liên thôn Gò Đình Muôn - Bưởi được Nhà nước đầu tư đi qua khu đất gia đình năm 2022.

Được sự vận động của chính quyền địa phương, gia đình chị Nguyễn Thị Bốn ở thôn Bưởi đã đồng ý hiến hơn 1.500m2. Hay tại xã Yên Bài, tiêu biểu có các hộ gia đình người dân tộc Mường như ông Nguyễn Ngọc Ký hiến 265m2, ông Nguyễn Trọng Lực hiến 200m2, ông Ngô Xuân Thủy hiến 200m2. Đầu năm 2024, hưởng ứng chủ trương của huyện Ba Vì đầu tư mở rộng đường ở thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì, nơi có 98% dân số là người dân tộc Dao, gia đình anh Triệu Tiến Quang đã hiến 550m2 đất mở rộng đường thôn. Tại xã Vân Hòa, gia đình ông Kiều Văn Tuấn đã hiến 125m2 đất cho xã xây dựng nhà văn hóa thôn Nghe...

Động lực xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã và đang được TP Hà Nội kỳ vọng mang lại sự "thay da đổi thịt" các vùng nông thôn trên địa bàn. Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng, cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân. Tại Ba Vì nói riêng và Hà Nội nói chung đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, làm rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chương trình cũng như các cuộc thi gắn liền đến từng địa bàn dân cư, từng đối tượng.

Đường sá, kênh mương thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh ngày càng được cải thiện, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Đạt
Đường sá, kênh mương thôn An Hòa, xã Tản Lĩnh ngày càng được cải thiện, đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hồng Đạt

Đặc biệt, cuộc thi “Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm, ngõ sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” đã được huyện triển khai sâu rộng, thể hiện qua việc được người dân hưởng ứng, đóng góp cho phong trào bằng nhiều hành động, việc làm ý nghĩa vô cùng ấn tượng trong việc xây dựng nông thôn mới. Cuộc thi được phát động đã tạo sự thay đổi rõ nét trong cảnh quan không gian từ đô thị tới nông thôn, tạo lập môi trường sống bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, tạo động lực phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, ý chí, quyết tâm xây dựng nông thôn mới khang trang, giàu đẹp.

Chủ tịch UBND xã Yên Bài Nguyễn Văn Lập cho biết, với sự vào cuộc, chung tay của chính quyền cũng như người dân, xã Yên Bài đã có sự thay đổi lớn, cùng với đó là tinh thần đoàn kết, sẻ chia của người dân địa phương hướng tới xây dựng nông thôn mới.

“Kinh tế phát triển, đời sống của mỗi gia đình nâng cao, nhận thức của người dân ngày càng thay đổi và hiểu rõ được lợi ích mình được hưởng khi hiến đất để có những con đường rộng, đẹp. Việc người dân chủ động hiến đất khi có dự án cũng như mở rộng đường mang lại ý nghĩa lớn trong việc xây dựng quê hương, góp phần chung tay cùng địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao ở xã” - ông Nguyễn Văn Lập chia sẻ.

Hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, Nhân dân huyện Ba Vì đã hiến hơn 200.000m2 đất thổ cư và gần 900.000m2 đất nông nghiệp. Phong trào này đã tạo quỹ đất để mở rộng tuyến đường trong khu dân cư từ 2m lên trung bình 4 - 5m, nhiều nơi 9m, tạo diện mạo nông thôn khang trang. Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp cho biết, các xã miền núi của huyện Ba Vì, nhất là bà con người dân tộc Mường và Dao luôn hăng hái tham gia hiến đất làm đường.

Trong 5 năm qua, 7 xã miền núi của huyện đã có tới 343 hộ dân hiến đất với tổng số 30.540m2, trong đó diện tích đất thổ cư lên tới 10.455m2, chiếm 34% số diện tích đất hiến để làm đường và các công trình phúc lợi khác.

Việc hiến đất làm đường ở 7 xã miền núi huyện Ba Vì, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số là người Mường, người Dao thật đáng quý. Đây chính là nguồn động lực quan trọng để địa phương tiếp tục xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội nhằm mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện” - ông Bùi Huy Giáp cho biết.

Việc hiến đất của các hộ đã giúp cho các dự án ở xã miền núi nói riêng và huyện Ba Vì nói chung giúp những tuyến đường được khoác lên mình tấm áo mới. Đó là động lực để chính quyền và người dân huyện Ba Vì phấn đấu cán đích những tiêu chí trong việc phát triển nông thôn mới vào những năm tiếp theo và góp phần xây dựng huyện sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh.

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng

Nguồn - Báo Kinh tế Đô thị

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6841
Tổng lượng truy cập: 25319026