Sớm hoàn thiện hồ sơ đưa Đan Phượng về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Kinhtedothi - Sau khi hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới (NTM), Đan Phượng tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư, nâng cao chât lượng các tiêu chí theo hướng đồng bộ, hiện đại. Đến nay, diện mạo nông thôn vùng quê ven đô tiếp tục có nhiều đổi thay tích cực.

 

Đoàn thẩm tra nông thôn mới TP Hà Nội thăm cơ sở vật chất trường học tại huyện Đan Phượng.

Đạt 9/9 tiêu chí nông thôn mới nâng cao

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được huyện Đan Phượng xác định là nhiệm vụ trọng tâm và bước đi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trên cơ sở các chỉ đạo của Trung ương và Thành uỷ - UBND TP Hà Nội, huyện đã ban hành hàng chục nghị quyết để tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở.

Cùng với tranh thủ hỗ trợ của Trung ương và TP Hà Nội, huyện Đan Phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, huy động đa dạng nguồn lực phục vụ mục tiêu NTM. Thống kê từ năm 2010 đến nay, tổng nguồn vốn đã huy động đạt gần 7.586 tỷ đồng. Đáng chú ý trong số này, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách, xã hội hoá đạt hơn 1.191 tỷ đồng.

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, năm 2015, Đan Phượng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới”, là một trong những huyện đầu tiên của TP Hà Nội đạt mục tiêu này. Qua rà soát, huyện cũng đạt các tiêu chí huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Nhưng không dừng ở đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp huyện Đan Phượng tiếp tục chỉ đạo các xã tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ các tiêu chí. Đến nay, 15/15 xã trên địa bàn huyện đã về đích NTM kiểu mẫu, là một trong hai huyện của TP Hà Nội có 100% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (cùng với huyện Thanh Trì).

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng Nguyễn Viết Đạt, vừa qua, huyện đã tiến hành đánh giá 9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Đan Phượng đã đạt 9/9 tiêu chí, đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”, theo quy định tại Quyết định số 3099/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội và Quyết định số 320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 
Đoàn thẩm tra nông thôn mới TP Hà Nội làm việc với UBND huyện Đan Phượng.

Tập trung rà soát, hoàn thiện hồ sơ

Năm 2024, TP Hà Nội phấn đấu đưa ít nhất 4 huyện về đích NTM nâng cao. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, là điều kiện cần thiết để Hà Nội đạt được mục tiêu “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới”.

Ngày 2/7, đoàn thẩm tra NTM TP Hà Nội đã đi kiểm tra thực tế, làm việc với UBND huyện Đan Phượng để đánh giá kết quả thực hiện xây dựng huyện Đan Phượng đạt chuẩn NTM nâng cao. Các thành viên đoàn đánh giá cao kết quả xây dựng NTM nâng cao của huyện. Dù vậy, nội dung hồ sơ báo cáo có nhiều điểm cần điều chỉnh, bổ sung.

Để bảo đảm tiến độ hoàn thành huyện NTM nâng cao, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn đề nghị UBND huyện tiếp thu toàn bộ các ý kiến góp ý của các thành viên đoàn; chỉ đạo các phòng, ban tích cực vào cuộc để rà soát, hoàn thiện hồ sơ theo góp ý của đại diện các sở ngành của TP.

Ông Ngôn mong muốn huyện tiếp tục quan tâm, chỉ đạo nâng cao hơn nữa các tiêu chí NTM, làm tốt công tác chỉnh trang đường làng ngõ xóm, vệ sinh môi trường. Đồng thời đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, kết quả xây dựng NTM nâng cao trên địa bàn huyện, đặc biệt là thông qua hình thức trực quan.

Đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cũng đề nghị các sở ngành của TP cùng đồng hành, phối hợp chặt chẽ với huyện Đan Phượng trên tinh thần coi đây là nhiệm vụ chung; phấn đấu để từ nay đến tháng 10/2024, TP đủ điều kiện trình Trung ương xem xét công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tính đến tháng 6/2024, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn huyện Đan Phượng đã đạt 78 triệu đồng/người/năm (tăng 62,3 triệu đồng so với năm 2010). Toàn huyện đã không còn hộ nghèo. Huyện tiếp tục duy trì 100% các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. 54/58 trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó 39 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. 100% người dân trên địa bàn huyện đã được dùng nước sạch, trong đó 70% số hộ được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung.

Nguồn - Báo Kinh tế Đô thị

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1273
Tổng lượng truy cập: 25357476