Sản phẩm Ocop của huyện Chương Mỹ hấp dẫn người tiêu dùng
Huyện Chương Mỹ có nhiều làng nghề, nhiều sản phẩm nông nghiệp, nên huyện đã khai thác tốt lợi thế này khi tham gia Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Lợi thế… “sao số”

Qua tổ chức đánh giá, phân hạng Chương trình OCOP năm 2023, huyện Chương Mỹ có 40 sản phẩm tham gia. Kết quả có 38 sản phẩm đủ điều kiện đạt 3 sao và 4 sao. Trước đó huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố Hà Nội kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của 3 chủ thể có 12 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao, đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP Thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm đạt 4 sao năm 2023. Đồng thời phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Triển lãm các sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ 2023 với 30 gian hàng của các chủ thể có sản phẩm OCOP Thành phố Hà Nội.

 

Sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh, xã Phú Nghĩa tại một cuộc giới thiệu.

Bà Nguyễn Thị Hương (đại diện hộ kinh doanh Lê Văn Cường xã Phụng Châu) cho biết, gia đình bà chọn sản phẩm "Trứng gà sạch Cường Hương", để tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023. “Để tham gia chương trình này, trong quá trình chăn nuôi, gia đình đã kết hợp chế phẩm men vi sinh ủ trong thức ăn để gia tăng vi lợi khuẩn, kháng bệnh cho gia cầm. Nhờ đó, trứng gà thơm ngon, an toàn hơn, và việc chăn nuôi bảo đảm thân thiện với môi trường”- bà Hương thông tin thêm.

Trưởng Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Tống Văn Thái thông tin, trên địa bàn Chương Mỹ có 36 làng nghề, một số nghề truyền thống rất phát triển như: Sản xuất mây tre giang đan, mộc, thêu ren. Nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo hữu cơ Đồng Phú, bưởi Chương Mỹ, rau an toàn Chúc Sơn, trứng gà Tiên Viên... được đánh giá rất cao.

 

Lúa thảo dược, của xã Đồng Phú - một sản phẩm được người tiêu dùng tín nhiệm

Phát huy lợi thế này, huyện Chương Mỹ đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình OCOP. Sau 4 năm, Chương Mỹ có 145 sản phẩm được UBND Thành phố Hà Nội phân hạng, cấp sao Chương trình OCOP (chưa kể sản phẩm được đánh giá năm 2023 đang chờ quyết định công nhận). Sản phẩm OCOP của Chương Mỹ có mặt các hội chợ, được người tiêu dùng đón nhận đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tạo điều kiện mở rộng, phát triển kinh doanh cho các hợp tác xã nông nghiệp...

Cần sự đầu tư bài bản hơn

Theo đánh giá của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Thành phố, với kết quả đạt được, huyện Chương Mỹ đang dẫn đầu toàn Hà Nội trong thực hiện Chương trình OCOP. Tuy nhiên thông qua đánh giá, Chương Mỹ cũng đã nhận diện rõ những khó khăn, thách thức, bởi phần lớn mặt hàng nông sản của huyện là sản phẩm thô, chưa qua sơ chế, quy mô nhỏ, lẻ, manh mún, chưa có đủ thương hiệu, nhãn mác… nên xuất phát điểm để làm OCOP rất thấp. Do vậy cần đầu tư nhiều kinh phí vào cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, hồ sơ pháp lý cho sản phẩm.

 

Vườn rau của HTX Rau quả Sach Chúc Sơn được đầu tư công nghệ cao trong quy trình sản xuất (ảnh tư liệu).

Hằng năm huyện Chương Mỹ vẫn tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm cho đối tượng là cán bộ quản lý cấp huyện, cấp xã và các chủ thể có sản phẩm tiềm năng, thể hiện rõ vai trò của Chương trình OCOP - gắn với xây dựng NTM nâng cao, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Huyện cũng rà soát, đánh giá sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu, làm nền tảng xây dựng sản phẩm OCOP. Đồng thời, phát triển, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm được đánh giá, được UBND Thành phố cấp 3 sao trở lên để phấn đấu trở thành sản phẩm OCOP cấp 4-5 sao...

 

Bưởi của HTX nông nghiệp sạch Đức Hậu Lưu Quang ở xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ rất được khách hàng ưa chộng

Do sở hữu số làng nghề dẫn đầu Thành phố, sản phẩm OCOP của huyện Chương Mỹ được bổ sung tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, cải tiến mẫu mã, chất lượng... nhờ đó, thị trường tiêu thụ rộng hơn, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Đơn cử như với sản phẩm mây tre đan, khi chưa tham gia chương trình, tiêu thụ còn khiêm tốn. Từ khi được công nhận OCOP, được cải tiến mẫu mã, chất lượng, được quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ, người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, nên lượng hàng tiêu thụ ngày một tăng.

Được biết hiện trên địa bàn Chương Mỹ có 3 cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP đặt tại thị trấn Chúc Sơn, Xuân Mai và khu vực chợ Đông Phương Yên.

Nguồn Báo kinh tế Đô thị

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11671
Tổng lượng truy cập: 25435431