Quản lý, duy trì, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể làng nghề Hà Nội
Từ năm 2020 đến nay, thành phố Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 40 làng nghề/11 quận, huyện có làng nghề , trong đó 40/40 làng nghề đã được xây dựng Website giới thiệu, quảng bá về làng nghề, 20/40 làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

 

Hình ảnh làng nghề hoa mai trắng thôn An Hòa, huyện Ba Vì

Hà Nội hiện có 321 làng nghề đã được Thành phố công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề của cả nước gồm 48 làng nghề truyền thống, 273 làng nghề. Gồm: (1) Nhóm nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 68 làng nghề; (2) Nhóm nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 22 làng nghề; (3) Nhóm nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ 197 làng nghề; (4) Nhóm nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 13 làng nghề; (5) Nhóm nghề xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn 16 làng nghề; (6) Nhóm nghề các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn 05 làng nghề.

Từ năm 2020 đến nay, Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các Sở (Công Thương, Tài Chính, Khoa học và Công nghệ) trình Thành phố hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho 40 làng nghề/11 quận, huyện có làng nghề theo nội dung, mức hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 04/12/2019 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội. Đến nay 40/40 làng nghề đã được xây dựng Website giới thiệu, quảng bá về làng nghề, 20/40 làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, nhiều làng nghề chưa thực hiện tốt việc quản trị, vận hành Website; quản lý, duy trì phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sau khi được Thành phố hỗ trợ.

Để đảm bảo phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể của Thành phố. Ngày 19/4/2023, Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các quận, huyện, các đơn vị tư vấn tổ chức Hội nghị hướng dẫn giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, duy trì, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu tập thể làng nghề đã được Thành phố hỗ trợ giai đoạn 2020 đến nay, tới dự có 80 đại biểu là đại diện Chi cục PTNT, Phòng Kinh tế 11 quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn và đại diện làng nghề được thụ hưởng hỗ trợ.

Các đại biểu dự Hội nghị đã được ông Lê Tất Chiến – Nguyên PGĐ Phụ trách Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn – Cục Sở hữu trí tuệ trao đổi, hướng dẫn giải pháp quản lý, duy trì, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu tập thể làng nghề sau khi được hỗ trợ và bảo hộ, được đơn vị tư vấn hướng dẫn tổng quan về quản trị và duy trì Website phục vụ công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh cho Làng nghề.

 

Quang cảnh Hội nghị hướng dẫn giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, duy trì, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu tập thể làng nghề

Phát biểu tại phần thảo luận Hội nghị, Ông Phạm Văn Hoạch – Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa, Ông Vương Duy Hùng – Chủ tịch UBND xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai đều chung ý kiến, việc tổ chức Hội nghị thật sự rất cần thiết, rất hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã và các làng nghề trong công tác quản lý, duy trì, phát triển thương hiệu và nhãn hiệu tập thể làng nghề sau khi được Thành phố hỗ trợ, đề nghị Chi cục PTNT thường xuyên tổ chức các hội nghị như vậy, đồng thời đề nghị các đơn vị tư vấn tiếp tục hỗ trợ “cầm tay, chỉ việc” cho các làng nghề trong việc quản trị, vận hành Website phục vụ công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh cho làng nghề nhằm phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ của Thành phố.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ông Đỗ Huy Bảo – Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT đề nghị Phòng Kinh tế các quận, huyện, UBND các xã, phường, thị trấn quan tâm chỉ đạo làng nghề duy trì, vận hành quản trị hiệu quả hoạt động Website, định kỳ nộp phí duy trì theo quy định để truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển làng nghề. Thực hiện tốt việc quản lý, duy trì, phát triển thương hiệu, kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể làng nghề sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ theo quy định đảm bảo phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ của Thành phố. Đề nghị các đơn vị tư vấn tiếp tục đồng hành hỗ trợ cho các làng nghề trong việc quản trị, vận hành Website khi cần thiết.

Nguyễn Liên - Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9023
Tổng lượng truy cập: 25479348