Đổi thay tại các xã nông thôn mới nâng cao ở Hà Nội
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, đến nay, toàn Thành phố đã có 44 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao đã tạo nên diện mạo mới cho các làng quê Hà Nội. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện.


Giai
đoạn 2020 - 2025, TP Hà Nội tiếp tục tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao,
nông thôn mới kiểu mẫu

Kiến tạo nên những làng quê đáng sống

Khởi
động chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2011, sau 4 năm, xã Phù Đổng,
huyện đã về đích nông thôn mới. Năm 2020, địa phương trở thành một trong số ít
xã ở Hà Nội cán đích nông thôn mới nâng cao, với thu nhập bình quân đầu người
đạt trên 60 triệu đồng/năm. Đến nay, dựa trên nguồn lực và sự quan tâm của huyện
Gia Lâm và TP Hà Nội cùng với nguồn lực của địa phương, diện mạo xã ngày càng
“thay da đổi thịt”. Hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống giao thông được đầu
tư xây mới và nâng cấp. 100% trục đường chính, đường liên thôn được trải nhựa
và bê tông hóa, có đèn chiếu sáng. Từ đó, tạo đà cho địa phương phát triển về
mọi mặt, từ đời sống tinh thần, công trình phúc lợi, giáo dục đào tạo, đầu tư
cho thế hệ tương lai càng được quan tâm. 



Diện mạo nông thôn mới
nâng cao ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm


thư Đảng ủy xã Phù Đổng Phùng Xuân Việt cho biết: Trong thời gian tới, xã tập
trung duy trì giữ vững và củng cố thành quả đạt được của các nhóm tiêu chí nông
thôn mới nâng cao, tập trung xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, khai thác tiềm
năng thế mạnh sẵn có thực hiện có hiệu quả các mô hình dự án kinh tế của địa
phương. Đồng thời, tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đẩy
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Với sự vào cuộc của
cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân địa phương, tin tưởng rằng năm 2022, Phù Đổng sẽ sớm trở thành một trong
những địa phương đầu tiên của Hà Nội về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

Mới
đây, xã Hợp Đồng (huyện Chương Mỹ) đã được Đoàn thẩm định nông thôn mới của TP
Hà Nội đánh giá đạt đủ các tiêu chí để Hội đồng thẩm định của Thành phố xét, đề
nghị Chủ tịch UBND Thành phố ra quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao năm 2021. 

Chủ
tịch UBND xã Hợp Đồng Nguyễn Duy Phố cho biết, sau khi hoàn thành xây dựng nông
thôn mới, xã đã phát động phong trào "Thi đua xây dựng nông thôn mới nâng
cao" và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới"
tới các thôn, khu dân cư... Nhờ vậy, sau 5 năm triển khai, cùng với nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước, xã đã huy động được hơn 10 tỷ đồng từ xã hội hóa
để xây dựng các công trình văn hóa, đường làng, ngõ xóm… Đặc biệt, việc hoàn
thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, làng quê xã Hợp Đồng đã khang trang,
giàu đẹp hơn.



Mô hình trồng dưa lưới
ứng dụng công nghệ cao tại xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ

Tương
tự, xã nông thôn mới nâng cao Liên Ninh (huyện Thanh Trì) cũng có diện mạo khác
xa so với trước đây. Tất cả các tuyến đường từ trục xã, liên xã, trục thôn, ngõ
xóm trên địa bàn đều được trải nhựa hoặc đổ bê tông sạch sẽ, ô tô đi lại dễ
dàng. Không những vậy, với những nút giao thông trên trục đường xã, liên xã còn
được bố trí hệ thống biển báo hiệu đường bộ, gờ giảm tốc, bảo đảm an toàn giao
thông. Xã Liên Ninh cũng có 8/8 thôn có nhà văn hóa, sân thể thao và khuôn viên
nhà văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cộng đồng. Năm 2021, thu
nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã ước đạt gần 65 triệu đồng/người/năm;
dự kiến đến hết năm 2021, xã không còn hộ nghèo...



Xã nông thôn mới nâng cao
Liên Ninh, huyện Thanh Trì ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Trong
câu chuyện về nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Phó
Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn
mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, xây dựng nông thôn mới nâng cao vẫn có 19
tiêu chí như Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, song các tiêu chí đều yêu
cầu cao hơn. Ví dụ, với tiêu chí trường học, quy định cả 3 cấp trường đều đạt chuẩn
quốc gia, trong đó, có tối thiểu 1 cấp trường mầm non hoặc tiểu học đạt chuẩn
quốc gia mức độ 2 về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Còn về tiêu chí
cơ sở vật chất văn hóa, xã phải có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng, sân thể
thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã; các thôn có điểm vui
chơi, giải trí và thể thao cho người già, trẻ em; có nhà văn hóa hoặc nơi sinh
hoạt văn hóa thể thao phục vụ cộng đồng...

Ghi
nhận ở các địa phương, cho thấy việc nâng cao chất lượng các tiêu chí đã tạo
nên bước chuyển về “chất”, kiến tạo nên các làng quê nông thôn mới nâng cao
“đáng sống” so với thời điểm được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cách đây ít
năm.

Tiền đề cho chặng đường mới

Công
cuộc xây dựng nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm cuối. Hoàn thành
xây dựng xã nông thôn mới là tiền đề để tập trung nâng cao các tiêu chí và các
địa phương đều nỗ lực để sớm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới
kiểu mẫu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.



Diện mạo làng quê đổi mới
ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì

Phó
Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Quang Trung thông tin, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện
đã ban hành Nghị quyết về công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn
2021-2025. Theo đó, Ba Vì phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2023
và đến năm 2025, có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Cổ Đô, Sơn Đà,
Phú Phương, Tản Hồng, Thuần Mỹ, Ba Trại; phấn đấu có 4 khu dân cư nông thôn mới
kiểu mẫu gồm: Thôn La Thiện thuộc xã Tản Hồng, thôn Tân Phong thuộc xã Phong
Vân, thôn 4 thuộc xã Ba Trại và thôn Cổ Đô thuộc xã Cổ Đô.



Nhờ thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới, tuyến đường liên xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức được mở rộng
khang trang

Còn
theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức Đỗ Trung Hai, xây dựng nông thôn
mới là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài. Theo đó, huyện sẽ tiếp tục
duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới,
nông thôn mới nâng cao; phấn đấu "về đích" huyện nông thôn mới trong
năm 2022. Cùng với xây dựng nông thôn mới, Mỹ Đức sẽ chú trọng phát triển kinh
tế nông thôn, đẩy mạnh hoạt động du lịch, dịch vụ, các ngành nghề nông thôn gắn
với đặc thù, thế mạnh của địa phương. Đặc biệt, để nâng cao đời sống người dân,
huyện sẽ thúc đẩy các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vừa tạo
việc làm, vừa giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, qua đó, tăng thu
nhập cho nhân dân...

Tiếp
tục hỗ trợ các địa phương xây dựng nông thôn mới nâng cao, Phó Chánh Văn phòng
Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội
Nguyễn Văn Chí cho biết, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn Hà
Nội giai đoạn 2021-2025 là 92.680 tỷ đồng, tăng 15% so với giai đoạn 2016-2020.
Ngoài kinh phí trên, thành phố tiếp tục vận động các quận, huyện có điều kiện
hỗ trợ các huyện khó khăn để tạo thêm nguồn lực cho các địa phương. Mặt khác,
Hà Nội sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

* Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) có
điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Mục tiêu của chương trình là nâng
cao đời sống, vật chất, tinh thần của nông dân. Nội dung này cũng thể hiện rất
rõ trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII về “Đẩy mạnh thực
hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại
ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”. Với tinh thần đó, các địa phương
trên địa bàn thành phố Hà Nội đều quyết tâm xây dựng NTM nâng cao.

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4597
Tổng lượng truy cập: 25495958