Những công nghệ trong sản xuất giống
Đây là một số công nghệ đã được ứng dụng thành công trong việc sản xuất giống tại nước ta trong năm qua, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi.

Đây là một số công nghệ đã được ứng dụng thành công trong việc sản xuất giống tại nước ta trong năm qua, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi.

Công nghệ tự động hóa trong sản xuất trứng

Là công nghệ được thực hiện bởi Tập đoàn Dabaco trong năm qua, doanh nghiệp này đã đầu tư 500 tỷ đồng nhằm thực hiện dự án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trứng gà theo công nghệ mới, đồng bộ, tự động của Hà Lan. Theo đó, các thiết bị trong quá trình sản xuất đều được tự động hóa con người chỉ tham gia vào công đoạn thu hoạch và đóng gói. Tất cả quy trình sản xuất từ lựa chọn con giống, nuôi gà hậu bị, chăm sóc và nuôi đàn gà đẻ trứng đến việc thu hoạch, xử lý trứng đều được doanh nghiệp giám sát chặt chẽ. Giống gà đen được nuôi trong mô hình chuồng khép kín, lồng chuồng hình chữ H có 4 tầng và được trang bị hệ thống điều hòa, lưu thông không khí, máng ăn, cào phân, thu trứng hiện đại. Thức ăn cho gà được phối trộn từ nhiều loại nguyên liệu nhập khẩu trên thế giới. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dabaco bổ sung thêm các loại thảo dược vào thức ăn cho gà thay cho kháng sinh nhằm tăng sức đề kháng.Trứng gà lấy từ trang trại phải trải 8 công đoạn chính gồm rửa trứng, làm khô, khử trùng bằng tia cực tím, kiểm tra độ cứng vỏ, loại bỏ trứng không đạt tiêu chuẩn (trứng vỡ, dị tật...), cân, phân loại, in ngày sản xuất và hạn sử dụng, đóng gói. Khâu quan trọng nhất là khử trùng bằng tia cực tím để loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh, tạp chất có trong trứng mà mắt thường không thể thấy. Với dây chuyền sản xuất này, mỗi năm, Dabaco sẽ cung cấp cho thị trường trên 200 triệu quả trứng gà sạch chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công nghệ sinh học trong sản xuất giống bò

\"công

Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc cải thiện nhanh chất lượng đàn bò sữa nhiều ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống bò đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Trong đó, có thể kể tới một số công nghệ nổi bật đã có mặt tại nước ta như: Công nghệ cấy truyền phôi (MOET) để nhân nhanh đàn bò cái cao sản; Công nghệ sản xuất phôi bò in vivo và in vitro, trong đó ưu tiên sử dụng tinh bò đã phân tách (Sorted semen) để sản xuất phôi bò cái cao sản; Công nghệ sản xuất tinh bò đã phân tách (sexed semen) và đông lạnh trong đó sử dụng kỹ thuật MOET để sản xuất bò đực giống nhằm tiết kiệm ngoại tệ nhập bò và rút ngắn thời gian thời gian tiến hành kiểm tra qua đời sau (progeny test)… cung cấp tinh bò đông lạnh chất lượng cao cho công tác gieo tinh nhân tạo toàn quốc; Công nghệ sử dụng Bovine Geadchip kết hợp với các chương trình quản lý giống DHI hay đánh giá giá trị giống BLUP để nâng cao hiệu quả của công tác chọn giống bò… Đây là những ứng dụng công nghệ cao giúp ngành chăn nuôi bò sữa phát triển một cách mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, do những kỹ thuật, công nghệ của những ứng dụng này đòi hỏi phải có đầu tư lớn và cần có đội ngũ cán bộ có tay nghề cao để sử dụng các thiết bị hiện đại. Do đó, những công nghệ này hiện mới chỉ được áp dụng tại một số cơ sở chăn nuôi bò sữa lớn chứ chưa thể áp dụng đại trà cho các hộ chăn nuôi của nước ta.  

Công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất giống lợn

Phần mềm quản lý lợn giống này có tên gọi là MPigs. Đây là sản phẩm khoa học do Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thủy lợi phối hợp với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm và kiểm định Giống vật nuôi, Thức ăn chăn nuôi và Tiến sĩ Nguyễn Hữu Tỉnh - Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam nghiên cứu và xây dựng. MPigs được xây dựng dựa trên nền tảng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, giao diện web, cơ sở dữ liệu quản lý và lưu trữ tập trung nên thuận tiện khi triển khai, áp dụng đại trà cho các cơ sở sản xuất lợn giống trong toàn quốc với chi phí thấp, thời gian triển khai nhanh. Ứng dụng giúp các cơ sở chăn nuôi quản lý được số lượng, chất lượng đàn lợn giống, theo dõi kết quả sản xuất hàng ngày, lập kế hoạch sản xuất, quản lý và theo dõi công tác thú y, thức ăn chăn nuôi,… từ đó góp nâng cao năng xuất, chất lượng sản lợn giống của đơn vị. MPigs gồm có các chức năng chính như: Cảnh báo sản xuất; cập nhật số liệu sản xuất hàng ngày; theo dõi hàng ngày; tổng hợp, báo cáo, thống kê; chu chuyển đàn; chức năng kết xuất số liệu để đánh giá giá trị giống; công tác thú y; chức năng in và quản lý phiếu giống; quản lý danh mục giống của cơ sở, khai báo ghép đôi giao phối giữa các giống, quản  lý danh sách khách hàng mua giống, danh sách các nguồn gốc mua giống... Hiện, phần mềm này được Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT khuyến cáo các cơ sở chăn nuôi do Bộ quản lý áp dụng.

>> Sự phát triển của ngành giống luôn kèm với sự phát triển của toàn ngành. Do đó, cần coi trọng vào khâu khoa học công nghệ là trên hết và xem đây là hướng đi hiệu quả mang tính lâu dài và thiết thực nhất trong việc nâng cao chất lượng giống chăn nuôi ở nước ta hiện nay.

                                                                                                                                                   Hoàng Ngân

 

 

 

 

 

 

khuyennong.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6525
Tổng lượng truy cập: 22076432