Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới
Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ đã và đang lan tỏa đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thành phố Hà Nội cũng đang tích cực chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, qua đó tạo bước chuyển trong thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở, hướng tới xây dựng thôn, xã nông thôn mới thông minh, nâng cao đời sống kinh tế, tinh thần của người dân.


Chuyển đổi số được xác định là giải pháp trọng tâm trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, qua đó góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị. Công tác chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới xoay quanh 3 vấn đề chính: Phát triển chính quyền số ở nông thôn, phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn và phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn. Nhờ việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, bước đầu Hà Nội đã thu về nhiều kết quả.    

   Huyện Đan Phượng được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu về việc ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới tại Hà Nội. Bám sát các chỉ đạo từ thành phố và huyện, chính quyền xã Song Phượng đã triển khai xây dựng mô hình "thôn thông minh" trên nền tảng là các "tổ tự quản thông minh" và những "công dân số" đến 4 thôn và 36 tổ tự quản. Xã thành lập 1 tổ công nghệ số cộng đồng với nhiều thành viên “đi từng ngõ, gõ từng nhà" vừa khảo sát, vừa hướng dẫn 100% hộ dân trên địa bàn tham gia tìm hiểu chuyển đổi số, các ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, cài đặt tài khoản thanh toán điện tử, giao dịch thương mại điện tử... Ngoài ra, UBND xã còn thành lập nhóm Zalo "Hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính tư pháp - hộ tịch". Thông qua kênh này, chính quyền tiếp nhận, trả lời, hướng dẫn người dân về thành phần hồ sơ, quy trình giải quyết và có thể hẹn trước thời gian trả kết quả, qua đó giúp người dân không phải chờ đợi lâu, giảm thời gian đi lại như trước...

   Thôn Hà Lỗ (xã Liên Hà, huyện Đông Anh) là địa phương được chọn làm điểm xây dựng mô hình thôn thông minh. Đến nay, xã Liên Hà đã nhân rộng mô hình ra 8/8 thôn. Theo Chủ tịch UBND xã Liên Hà Phạm Văn Nam cho biết: Thực hiện công tác chuyển đổi số để xây dựng Nông thôn mới thông minh, xã đã lắp đặt wifi miễn phí tại 8/8 nhà văn hóa thôn; Lắp camera giám sát an ninh tại các trục đường giao thông chính. Xã Liên Hà đã phối hợp với các đơn vị, nhà cung cấp triển khai các hoạt động truyền thông, sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận với các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, cứu hỏa, chăm sóc sức khỏe...Trên địa bàn xã có 7 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi. Với cây lúa, xã triển khai khoanh vùng sản xuất lúa tập trung giống TBR 225, sử dụng phun thuốc trừ sâu bằng máy bay điều khiển từ xa. Liên Hà cũng đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu cuối năm 2022.

   Xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2022 và đang phấn đấu hoàn thành xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Xã đã chọn thôn Đặng để xây dựng mô hình thôn thông minh. Thôn có 405 hộ gia đình, 1.650 nhân khẩu. Xây dựng nông thôn mới thông minh, thôn thành lập Tổ công nghệ số có 15 thành viên, chia thành 5 tổ, mỗi tổ 3 người. Thời gian qua các tổ đã  đến từng hộ gia đình hướng dẫn người dân kích hoạt Zalo, cài đặt ứng dụng VNeID; VssID; Ví điện tử; Sổ sức khỏe điện tử…“Nếu như trước đây, thôn có việc gì phải thông báo trên hệ thống truyền thanh của thôn nhiều lần, thì nay thông tin được gửi qua các nhóm Zalo để người dân trao đổi cũng như nắm bắt được thông tin nhanh hơn” ông Trần Văn Quyến, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đặng chia sẻ. 

   Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới để từng bước hình thành nông thôn mới thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Theo Văn phòng Điều phối NTM TP. Hà Nội, đến nay toàn thành phố có 15/18 huyện, thị xã và 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đặc biệt, trong số đó có 48 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 5 xã đạt NTM kiểu mẫu.

   Tiếp nối các thành quả đã đạt được, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND về thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội, đến năm 2025. Phấn đấu đến năm 2025, phát triển chính quyền số trong xây dựng NTM với 90% hồ sơ công việc tại cấp Thành phố, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM…..

   Kịp thời có những đề xuất, kiến nghị với Thành phố, với các nhà khoa học nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Nội, mới đây tại huyện Thường Tín, Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội cũng đã tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới. Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã… đã thảo luận vào nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như: định hướng chính sách chuyển đổi số góp phần xây dựng nông thôn mới  trên địa bàn Hà Nội; cách mạng hóa trải nghiệm với công nghệ giọng nói nhân tạo tự nhiên như con người; giải pháp ứng dụng nhà kính, nhà lưới thông minh trong sản xuất hoa và rau tại Hà Nội. Thông qua hội thảo, có nhiều đề xuất, kiến nghị của các nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân… gửi tới thành phố, nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

   Đặc biệt, tại hội thảo, một số doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số, giải pháp phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (nhà lưới, nhà kính, chiếu sáng, truy xuất nguồn gốc, IoT…) đã có những trao đổi về các khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai.

            Chuyển đổi số là giải pháp tối ưu cũng đồng thời là mục tiêu thiết thực trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Vì vậy, cùng với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyển đổi số còn rất cần đến sự chung tay, tích cực tham gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của mỗi người dân
Nguyễn Thị Vàn - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 13091
Tổng lượng truy cập: 22149013