Cơ hội bảo tồn Vooc mông trắng tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn
Rừng đặc dụng Hương Sơn có diện tích 3.497,93 ha phân bố trên địa bàn 4 xã Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến và An Phú thuộc huyện Mỹ Đức. Đây là khu rừng tự nhiên phục hồi trên núi đa với hệ động, thực vật đa đạng, phong phú. Ngoài những giá trị về môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, giảm nhẹ thiên tai … rừng đặc dụng Hương Sơn còn là nơi bảo vệ cảnh quan, lưu giữ những giá trị lịch sử trong khu di tích quốc gia đặc biệt Chùa Hương, hàng năm đón hơn 1 triệu lượt du khách trong và ngoài nước về tham quan, chiêm bái.

Hình ảnh Vooc mông trắng tại rừng đặc dụng Hương Sơn

 Việc quản lý diện tích rừng lớn, phân bố trên địa bàn nhiều xã, địa hình phức tạp, phong tục tập quán sinh hoạt mỗi địa phương khác nhau, nhận thức của một bộ phận người dân trong việc bảo vệ rừng, PCCC rừng còn hạn chế. Lực lượng viên chức quản lý bảo vệ rừng viên mỏng, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám đốc cùng phương châm chỉ đạo nhất quán từ trên xuống dưới, bằng sự đoàn kết, lòng yêu nghề và tâm huyết của toàn thể viên chức trong Trạm BVR Mỹ Đức đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Các giải pháp đã được triển khai trong công tác BVR và PCCCR tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn năm 2023:

- Ký hợp đồng khoán BVR với 144 chủ nhận khoán, thành lập 16 tổ trực tại các nhà trạm BVR và các cửa rừng; Giao rừng trên bản đồ và ngoài thực địa rõ ràng, kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các hộ nhận khoán tuần tra, kiểm soát lâm phần rừng được giao chặt chẽ. Thời vụ cao điểm về mùa khô hanh, mùa lễ hội Chùa Hương liên tục thường trực bảo vệ và trực phòng, chống cháy rừng.

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương án phòng chống cháy rừng, đồng thời tổ chức triển khai có hiệu quả phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Xây dựng lịch trực PCCCR khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên. Ngoài ra Trạm đã phân công viên chức, lãnh đạo Trạm trực xử lý các vụ việc phát sinh vào ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần.

- Kịp thời đình chỉ, ngăn chặn và phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xử lý nghiêm minh các đối tượng cố tình vi phạm Luật Lâm nghiệp, Luật đất đai để làm gương cho đối tượng khác.

- Rà soát hiện trạng hơn 500 hộ dân sống trong rừng kèm theo ảnh các công trình đã phục vụ tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR đặc biệt là công tác kiểm soát công trình trong rừng.

- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học không khai thác rừng trái pháp luật, làm vườn rừng không phát vén lên rừng tự nhiên, không săn bắn, bẫy bắt động vật rừng, không đốt rừng … Hình thức tuyên truyền gồm:

+ Tổ chức 02 lớp tập huấn về công tác BVR và PCCCR với 200 lượt người tham gia.

+ Lắp đặt 42 bảng biển tuyên truyền BVR và PCCCR, biển nghiêm cấm cũng như các biển nội quy tập trung dọc hai bên suối Yến, tuyến đường vào động Hương Tích, tuyến Thanh Sơn – Long Vân, tuyến Tuyết Sơn.

+ Phát 3.500 chiếc quạt tuyên truyền về BVR và PCCCR tại 10 điểm Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và tại 9 cửa lối ra vào rừng trên địa bàn 04 xã Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú thuộc huyện Mỹ Đức.

+ Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội quay phóng sự tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR trong mùa lễ hội Chùa Hương năm 2023. Quý IV năm 2023 phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thông tin và thể thao Mỹ Đức phát sóng 06 tin bài và 02 phóng sự tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR vào các khung giờ cao điểm.

+ Đồng thời ký cam kết bảo vệ rừng với 500 hộ dân sống trong rừng, kinh doanh dịch vụ trong rừng và 23 thôn bản tiếp giáp với rừng.

- Nhằm đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia PCCC theo chỉ đao của UBND huyện Mỹ Đức, BQL rừng đã phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ - Công an huyện Mỹ Đức và UBND 4 xã có rừng thành lập 06 cụm liên kết an toàn PCCC rừng tại rừng đặc dụng Hương Sơn – bên cạnh các ban chỉ huy PCCC & CNCH thì cụm liên kết an toàn PCCCR tại rừng đặc dụng Hương Sơn đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn PCCC rừng, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xảy ra cháy đối với hệ sinh thái rừng đặc dụng.

- Ngoài ra, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng Hương Sơn trong năm qua BQL rừng đã tiến hành hỗ trợ 23 thôn trên địa bàn 04 xã với tổng kinh phí hỗ trợ 920 triệu cho các hoạt động đầu tư hệ thống loa truyền thanh, hệ thống điện chiếu sáng đường làng, xây rãnh thoát nước nhà văn hóa, đổ bê tông sân nghĩa trang, xây nhà vệ sinh nhà văn hóa … góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống văn hóa tại các thôn từ đó cộng đồng dân cư phối hợp cùng Ban quản lý thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên 100% diện tích rừng đặc dụng Hương Sơn được bảo vệ nghiêm ngặt, rừng ổn định, phát triển tốt, trữ lượng rừng tăng nhanh, động thực vật rừng ngày càng phong phú, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ tài nguyên rừng và PCCCR được nâng cao. Thể hiện tại kết quả điều tra, đánh giá các loài động, thực vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn giai đoạn 2022-2023 cụ thể: năm 2022 phát hiện 4 loài linh trưởng gồm Khỉ vàng, Khỉ mốc, Culi nhỏ và 05 cá thể Vooc mông trắng “loài linh trưởng đặc hữu, chỉ phân bố tự nhiên ở Việt Nam – Đây cũng là loài nằm trong danh sách các loài bị đe dọa cực kỳ nguy cấp của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế”; năm 2023 ghi nhận 3 loài động vật đặc hữu gồm: Vooc mông trắng, thằn lằn chân ngón hương, Ếch cây sần anna.

Bên cạnh sự phong phú, đa dạng sinh học tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn thì còn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác công tác bảo tồn đa dạng sinh học như:

- Trong khu rừng đặc dụng Hương Sơn hiện vẫn còn trên 500 hộ dân sinh sống, canh tác trong rừng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tác động đến tài nguyên, đa dạng sinh học trong khu rừng. Bên cạnh đó nhận thức của một bộ phận người dân địa phương còn hạn chế, tập quán canh tác, sử dụng bẫy, súng săn vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng sinh học tại khu vực.

- Đối với người dân xã Hương Sơn, lĩnh vực có tác động rõ nét nhất đến đa dạng sinh học của rừng đặc dụng Hương Sơn là “du lịch, dịch vụ” vì phần lớn người dân tham gia vào hoạt động du lịch và dịch vụ. Hoạt động du lịch phát triển, khách du lịch càng tăng sẽ tạo ra sức ép đối với nhu cầu sử dụng động, thực vật tại rừng. Từ đó ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi số lượng động, thực vật tại rừng đặc dụng Hương Sơn.

- Sức ép từ ô nhiễm môi trường và rác thải. Trong khu rừng đặc dụng Hương Sơn có rất nhiều các điểm di tích do đó lượng rác thải khổng lồ từ các điểm du lịch trong khu rừng làm ô nhiễm môi trường sống của các loài động vật.

Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn Vooc mông trắng tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn, thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Với công tác phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Đổi mới phương pháp lãnh đạo và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Đảm bảo rừng ổn định, không có cháy rừng, xâm hại rừng.

+ Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động mọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học không khai thác rừng trái pháp luật, làm vườn rừng không phát vén lên rừng tự nhiên, đặc biệt không săn bắn, bẫy bắt động vật rừng…

+ Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng đặc biệt là công tác phối hợp giữa Ban và Ban chỉ huy PCCC&CNCH của huyên Mỹ Đức, Đội Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ - Công an huyện Mỹ Đức và UBND 4 xã có rừng.

+ Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và UBND huyện Mỹ Đức trong công tác BVR và PCCCR.

+ Kịp thời đình chỉ, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các đối tượng cố tình vi phạm Luật Lâm nghiệp, Luật đất đai, Luật Đa dạng sinh học để làm gương cho đối tượng khác.

+ Hàng năm rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương án phòng chống cháy rừng, đồng thời tổ chức triển khai có hiệu quả phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

+ Đề xuất cơ chế, chính sách di dân ra khỏi khu rừng đặc dụng Hương Sơn.

+ Tăng cường công tác phối kết hợp giữa Hạt kiểm lâm liên huyện Kim Bảng – Thanh Liêm Hà Nam, Hạt kiểm lâm Lạc Thủy Hòa Bình, Hạt kiểm lâm số 9 – Chi cục kiểm lâm Hà Nội và BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội. Xây dựng các quy chế phối hợp, các phương án phòng chống cháy khu vực giáp ranh.

+ Thường xuyên trao đổi thông tin trong công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học để làm cơ sở phối kết hợp.

- Với công tác bảo tồn Vooc:

+ Với tình trạng Cực kỳ nguy cấp của Voọc mông trắng hiện nay, việc bảo tồn và phát triển các khu rừng là sinh cảnh sống của voọc mông trắng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bảo tồn loài. Do đó, cần có điều tra quy mô lớn nhằm đánh giá chi tiết tình hình phát triển của bầy vooc và các mối đe dọa nhằm đề xuất biện pháp bảo tồn đặc biệt là các giải pháp kết hợp giữa 3 tình (Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình) để tổ chức bảo vệ rừng giáp danh hiệu quả.

+ Phối hợp với đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước xây dựng phương án chi tiết quy hoạch, bảo tồn Vooc.

+ Thành lập các tổ bảo vệ chuyên trách nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ, ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng đến các loài động, thực vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn đặc biệt là Vooc mông trắng.

 

Đào Thị Thu Lành – BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4967
Tổng lượng truy cập: 22099279