Tổng kết công tác bảo vệ rừng - phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024 tại rừng đặc dụng Hương Sơn
Thực hiện Quyết định số 2633/QĐ-SNN ngày 30/12/2022 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch và Dự toán chi tiết kinh phí: Tuyên truyền công tác bảo vệ và PCCC rừng (huyện Sóc Sơn và rừng Hương Sơn) của Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội. Ngày 28/12/2023, BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo vệ rừng - phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2023 tại rừng đặc dụng Hương Sơn.


Trao Giấy khen cho các chủ nhận khoán làm tốt công tác BVR – PCCCR năm 2023

 Tới dự hội nghị có Đại diện phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức; Lãnh đạo công an huyện Mỹ Đức, Chỉ huy Đội cảnh sát PCCC&CNCH; Lãnh đạo UBND 4 xã có rừng Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú; Lãnh đạo và kiểm lâm viên thuộc Hạt kiểm lâm số 9; Lãnh đạo, viên chức BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội và 144 chủ nhận khoán BVR tại rừng đặc dụng Hương Sơn.

Năm 2023 BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ trên 6.000 ha rừng đặc dụng và phòng hộ, trong đó rừng đặc dụng trên địa bàn huyện Mỹ Đức là 3.384,67 ha. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng và PCCCR tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn Ban đã tiến hành triển khai đồng bộ các giải pháp như: ký hợp đồng khoán BVR với 144 chủ nhận khoán, thành lập 16 tổ trực tại các nhà trạm BVR và các cửa rừng; hoàn thành lắp đặt 42 bảng biển tuyên truyền BVR và PCCCR, biển nghiêm cấm cũng như các biển nội quy tập trung dọc hai bên suối Yến, tuyến đường vào động Hương Tích, tuyến Thanh Sơn – Long Vân, tuyến Tuyết Sơn; phát 3.500 chiếc quạt tuyên truyền về BVR và PCCCR tại 10 điểm Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và tại 9 cửa lối ra vào rừng trên địa bàn 04 xã có rừng; tổ chức 02 lớp tập huấn về công tác BVR và PCCCR với 200 lượt người tham gia. Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội quay phóng sự tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR trong mùa lễ hội Chùa Hương năm 2023. Quý IV năm 2023 phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thông tin và thể thao Mỹ Đức phát sóng 06 tin bài và 02 phóng sự tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR vào các khung giờ cao điểm; đồng thời ký cam kết bảo vệ rừng với 500 hộ dân sống trong rừng, kinh doanh dịch vụ trong rừng và 23 thôn bản tiếp giáp với rừng.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên 100% diện tích rừng đặc dụng Hương Sơn được bảo vệ nghiêm ngặt, rừng ổn định, phát triển tốt, trữ lượng rừng tăng nhanh, động thực vật rừng ngày càng phong phú, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ tài nguyên rừng và PCCCR được nâng cao. Thể hiện tại kết quả điều tra, đánh giá các loài động, thực vật hoang dã có nguồn gen quý hiếm tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn giai đoạn 2022-2023 cụ thể: năm 2022 phát hiện 4 loài linh trưởng gồm Khỉ vàng, Khỉ mốc, Culi nhỏ và 05 cá thể Vooc mông trắng “loài linh trưởng đặc hữu, chỉ phân bố tự nhiên ở Việt Nam – Đây cũng là loài nằm trong danh sách các loài bị đe dọa cực kỳ nguy cấp của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế”; năm 2023 ghi nhận 3 loài động vật đặc hữu gồm: Vooc mông trắng, thằn lằn chân ngón hương, Ếch cây sần anna.

Ghi nhận kết quả đạt được trong năm 2023, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã ban hành quyết định khen thưởng 03 đơn vị phối hợp (UBND xã Hương Sơn, An Tiến và An Phú) và 10 chủ nhận khoán BVR trong công tác BVR và PCCCR năm 2023.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Giám đốc BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Tuy nhiên, trong năm 2023 vẫn còn rải rác người dân tự ý tu sửa nhà cửa, chuồng trại, công trình phụ,... trong rừng đặc dụng; các vụ việc phát sinh đều được phát hiện và phối hợp với các cơ quan, đơn vị xử lý kịp thời. Nguyên nhân chính là trong khu vực rừng đặc dụng Hương Sơn vẫn còn trên 500 hộ dân sinh sống và sản xuất trong rừng, khu vực đất người dân sinh sống là do ông cha họ đã canh tác sản xuất từ xưa để lại, các nhà tạm, chồng trại chăn nuôi được xây dựng lâu năm nên xuống cấp, không đảm bảo an toàn trong quá trình sinh hoạt nên người dân đã ý tự ý sửa chữa, xây dựng lại. Bênh cạnh đó BQL rừng không có thẩm quyền cưỡng chế các vụ vi phạm nên rất khó khăn trong việc ngăn chặn người dân cố tình vi phạm về xây dựng, tu sửa nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, tự ý khai thác cây người dân tự trồng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Giám đốc Ban đã chỉ đạo, giao nhiệm vụ trực tiếp cho Trạm BVR Mỹ Đức để thực hiện các giải pháp cho công tác BVR và PCCCR năm 2024, cụ thể:

+ Đổi mới phương pháp lãnh đạo và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng – PCCCR tại rừng đặc dụng Hương Sơn;

+ Chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn thường xuyên đôn đốc tuần tra, kiểm soát công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các chủ nhận khoán rừng, tăng cường kiểm tra nhóm trực bảo vệ rừng. Rà soát, kiện toàn lại các tổ trực và kiểm soát công tác trực tại các nhà trạm cũng như công tác tuần tra rừng của các chủ nhận khoán;

+ Đánh giá, rà soát lại các hợp đồng giao khoán quản lý BVR. Thu hồi lại diện tích rừng đối với những chủ nhận khoán trông coi rừng chư­a làm hết trách nhiệm, còn để xảy ra các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, xây dựng trái phép, khai thác đất trái phép, mất cây rừng ... (nếu có);

+ Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền, công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm (nếu có);

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc phương án trực phòng cháy chữa cháy rừng đặc biệt trong các ngày lễ lớn và các ngày cao điểm mùa hanh khô.

 

Đào Thị Thu Lành – BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4204
Tổng lượng truy cập: 22099279