Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng Hương Sơn Hà Nội - Phát huy tiềm năng giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt Chùa Hương
Khu di tích quốc gia đặc biệt Chùa Hương hay còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Hương Sơn, là một quần thể danh lam thắng cảnh tọa lạc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Quần thể chùa Hương được du khách thập phương phong cho danh hiệu “Biệt chiếm nhất Nam thiên”, là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây xưa kia được coi là biểu tượng tín ngưỡng Phật giáo của thủ đô Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.


Phát quạt tuyên truyền về công tác BVR và PCCCRtại Trường Tiểu học Hương Sơn B – xã Hương Sơn

 Đến với Hương Sơn, chúng ta không chỉ được trở về với miền đất Phật, nơi cảnh sắc thiên nhiên xen kẽ hang động kỳ vỹ, đâu đó thấp thoáng mái chùa thoắt ẩn thoắt hiện giữa những dãy núi rừng bao la trùng điệp một màu xanh mát.

Quần thể di tích Quốc gia đặc biệt này gồm hệ thống đình, đền, chùa, hang, động tọa lạc rải rác quanh các dãy núi thuộc khu rừng đặc dụng Hương Sơn trên địa bàn 5 thôn thuộc xã Hương Sơn gồm: Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá, Tiên Mai và Phú Yên. Các di tích Phật giáo này được chia làm 3 tuyến chính là: Thiên Trù - Hương Tích; Tuyến Long Vân - Thanh Sơn; Tuyến Bảo Đài - Tuyết Sơn. Nổi bật quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn là các Chùa, động ở đây được phát hiện và xây dựng vào các thế kỷ 17, 18, 19. Không gian di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Chùa Hương có hệ núi non kỳ vỹ, điệp điệp trùng trùng và huyền ảo. Các dãy thạch nhũ muôn hình vạn trạng mà dân gian gọi bằng cái tên dân giã như cây vàng, cây bạc, đụn gạo, chuồng lợn,nong tằm, né kén, ao bèo gắn với tín ngưỡng nông nghiệp.

Khu rừng đặc dụng Hương Sơn - huyện Mỹ Đức do Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội quản lý có diện tích 3.497,93ha  nằm trên địa bàn 4 xã: Hương Sơn, An Tiến, An Phú và xã Hùng Tiến, thuộc Huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội. Phía Bắc và phía Đông thuộc thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp Tỉnh Hoà Bình. Do kiến tạo địa chất, rừng đặc dụng huyện Mỹ Đức, Hà Nội chiếm trên 80% là núi đá có cây, số còn lại là thung và đất trống đã được trồng rừng che phủ đã tạo nên sự hùng vĩ bao bọc quanh danh lam thắng cảnh Chùa Hương.

Để giữ được vẻ đẹp nên thơ giữa quần thể danh thắng với núi non hùng vĩ và sự mộc mạc hoang sơ thì công tác bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng Hương Sơn giữ một vai trò hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di thích thắng cảnh Chùa Hương.

BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển rừng; khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật. Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng tại khu rừng đặc dụng Hương Sơn được Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội cũng như BQL rừng hết sức quan tâm. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng đặc dụng Hương Sơn hàng năm đơn vị tiến hành ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng với gần 150 hộ gia đình và cá nhân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Thành lập 16 tổ trực tại các nhà trạm BVR và các cửa rừng, tiến hành phân công các nhóm trực, có sổ ghi chép trực và bàn giao ca trực. Cán bộ chuyên quản của Ban thường xuyên làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát các chủ nhận khoán trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

Bên cạnh đó, BQL rừng Phòng hộ - Đặc dung Hà Nội làm tốt công tác phối kết hợp với UBND các xã có rừng, BQL khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân, du khách vào rừng thực hiện tốt các quy định về phòng chống cháy rừng. Năm 2023, hoàn thành lắp đặt 42 bảng biển tuyên truyền BVR và PCCCR, biển nghiêm cấm cũng như các biển nội quy tập trung dọc hai bên suối Yến, tuyến đường vào động Hương Tích, tuyến Thanh Sơn – Long Vân, tuyến Tuyết Sơn; phát 3.500 chiếc quạt tuyên truyền về BVR và PCCCR tại 10 điểm Trường Tiểu học, Trung học cơ sở và tại 9 cửa lối ra vào rừng trên địa bàn 04 xã Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến và An Phú – huyện Mỹ Đức. Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội quay phóng sự tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR trong mùa lễ hội Chùa Hương năm 2023. Quý IV năm 2023 phối hợp với Trung tâm Văn hóa – Thông tin và thể thao Mỹ Đức phát sóng 04 tin bài và 02 phóng sự tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng và PCCCR vào các khung giờ cao điểm (sáng từ 06h30-07h00 chiều từ 17h30-180h00); đồng thời ký cam kết bảo vệ rừng với 500 hộ dân sống trong rừng, kinh doanh dịch vụ trong rừng và 23 thôn bản tiếp giáp với rừng. Ngoài ra, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng Hương Sơn trong năm qua BQL rừng đã tiến hành hỗ trợ 23 thôn trên địa bàn 04 xã với tổng kinh phí hỗ trợ 920 triệu cho các hoạt động đầu tư hệ thống loa truyền thanh, hệ thống điện chiếu sáng đường làng, xây rãnh thoát nước nhà văn hóa, đổ bê tông sân nghĩa trang, xây nhà vệ sinh nhà văn hóa … góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống văn hóa tại các thôn từ đó cộng đồng dân cư phối hợp cùng Ban quản lý thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

Hỗ trợ đầu tư hệ thống loa truyền thanh tại thôn Hội Xá – xã Hương Sơn

 Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp về quản lý, tuyên truyền cũng như có sự vào cuộc chặt chẽ của UBND các xã có rừng nên trong năm qua rừng đặc dụng Hương Sơn ổn định, phát triển tốt giữ vững màu xanh bao quanh khu di tích thắng cảnh Hương Sơn.

 
Đào Thị Thu Lành – BQL rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 14428
Tổng lượng truy cập: 22132949