Tạo sinh kế cho người dân vùng đệm rừng Hương Sơn
Với 4.705ha, rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) là kho dự trữ “tự nhiên” đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng hộ, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô. Xác định rõ giá trị, cùng với bảo tồn đa dạng sinh học, cần phát triển rừng bền vững, ngành Nông nghiệp Hà Nội tích cực phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ tạo sinh kế cho 23 thôn vùng đệm rừng Hương Sơn để người dân đồng hành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.


 


 

 

Làm tốt công tác quản lý sẽ vừa phát huy hiệu quả kinh tế, vừa làm tốt công tác bảo vệ rừng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức)

 

Nhiều hoạt động vì cộng đồng

 

Công trình cổng làng Ái Nàng (xã An Phú, huyện Mỹ Đức) mới hoàn thành trong sự phấn khởi của người dân. Đây là công trình được ngành Nông nghiệp Hà Nội hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng trong chương trình hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm rừng Hương Sơn. Công trình có tổng mức đầu tư 208 triệu đồng, trong đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội hỗ trợ 80 triệu đồng (năm 2019 là 40 triệu đồng, năm 2020 là 40 triệu đồng), còn lại là nguồn đóng góp của nhân dân địa phương. Nhờ kinh phí hỗ trợ thông qua chính sách đầu tư hỗ trợ thôn, bản vùng đệm khu vực rừng đặc dụng Hương Sơn, tạo điều kiện, diện mạo mới cho An Phú trong xây dựng nông thôn mới.

 

Đáp ứng nguyện vọng của người dân, huyện Mỹ Đức đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó, thôn Hổ Khê, xã An Tiến được quy hoạch bổ sung 2.500m2 từ đất để làm sân thể thao. Thực hiện chính sách hỗ trợ thôn bản vùng đệm khu rừng đặc dụng Hương Sơn, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương họp biểu quyết chủ trương sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng công trình sân thể thao nhà văn hóa. Công trình hoàn thành tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia rèn luyện tập thể dục, thể thao, góp phần vào thành tích chung của xã An Tiến trong xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

Trong xây dựng nông thôn mới, huyện Mỹ Đức nói chung và tại 4 xã có rừng thuộc rừng đặc dụng Hương Sơn nói riêng luôn được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Trong đó việc quy hoạch bảo tồn các ao cá Bác Hồ là một trong những phần việc được chú trọng. Ngoài giá trị về tinh thần còn bảo vệ giá trị tài nguyên nước để mỗi làng quê ngày càng xanh - sạch - đẹp. Trên cơ sở đề xuất của thôn An Duyệt, xã Hùng Tiến (huyện Mỹ Đức), ngành Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành cho triển khai thi công lắp lan can ao cá Bác Hồ của thôn với tổng chiều 266m. Tổng kinh phí thi công 60 triệu đồng, trong đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội hỗ trợ 40 triệu đồng, còn lại do Nhân dân tự nguyện đóng góp. Ngoài việc làm lan can, Hội Phụ nữ thôn còn tiến hành trồng hoa ven hồ tạo không khí trong lành và cảnh quan môi trường.

 

Nhận thấy đường làng, ngõ xóm xuống cấp, thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) cũng đã đề xuất và nhận được sự hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng trong chương trình hỗ trợ kinh phí đầu tư phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm rừng Hương Sơn. Với sự quyết tâm cùng cộng đồng trách nhiệm của người dân, con ngõ dài 137m được tập dung đầu tư kiên cố hóa bằng bê tông rộng 4,7m, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho bà con.

 

Theo Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Triều, hầu hết cộng đồng dân cư vùng đệm rừng Hương Sơn đánh giá rất cao chính sách hỗ trợ của Nhà nước, giúp các thôn, xóm phát triển tạo động lực cho việc ổn định kinh tế - xã hội và phát triển nông thôn mới tại các xã của huyện Mỹ Đức.

 

Đồng hành trong công tác bảo vệ rừng

 

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, ngoài chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) còn đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng hộ, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế thông qua các hoạt động phát triển rừng và du lịch sinh thái. Xác định vai trò quan trọng của rừng đặc dụng Hương Sơn, thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở NN&PTNT thường xuyên quan tâm đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển rừng bền vững. Trong đó, có việc hỗ trợ tạo sinh kế cho 23 thôn vùng đệm rừng Hương Sơn để người dân đồng hành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Nhiệm vụ này, Sở NN&PTNT giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội tổ chức thực hiện nhằm phát huy tốt công tác bảo vệ rừng hệ sinh thái rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng diện tích rừng đặc dụng của thành phố.

 

Thực hiện chỉ đạo của Sở NN&PTNT, trong nhiều năm qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa, hiệu quả thiết thực gắn với các phong trào thi đua hướng tới gìn giữ những giá trị lâu bền của rừng đặc dụng. Đáng chú ý, trong năm qua, Ban triển khai chuyên đề “Nâng cao và phát huy hiệu quả công tác hỗ trợ các thôn, bản vùng đệm gồm 23 thôn, bản thuộc 4 xã của huyện Mỹ Đức nhằm phát huy tốt công tác bảo vệ rừng, hệ sinh thái rừng và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng diện tích rừng đặc dụng của thành phố Hà Nội” được cấp ủy, chính quyền các cấp thành phố đánh giá cao. Theo đó, để giúp các thôn, bản trong quá trình triển khai thực hiện, Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội đã cử cán bộ xuống tận cơ sở hiện trạng công trình xem xét để bố trí kinh phí hỗ trợ và nghiệm thu theo đúng quy định. Đơn vị cũng làm tốt công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân hiểu rõ chính sách hỗ trợ phát triển cộng đồng các thôn tiếp giáp với rừng đặc dụng với mục tiêu nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Năm qua, Ban Quản lý đã hỗ trợ 23 thôn thuộc 4 xã (Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú) huyện Mỹ Đức 920 triệu đồng, mức hỗ trợ mỗi thôn 40 triệu đồng/năm để làm nhà văn hóa, xây dựng rãnh thoát nước, sửa chữa nhà văn hóa, mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa, làm đường điện chiếu sáng, xây cổng làng, kiên cố đường làng, ngõ xóm.

 

Thông qua việc hỗ trợ, nhìn chung, cán bộ, người dân các địa phương đều rất phấn khởi, đánh giá cao sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho sự phát triển của cộng đồng và đồng hành với Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Chính vì vậy, từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn không xảy ra tình trạng cháy rừng, rừng đặc dụng Hương Sơn sinh trưởng và phát triển tốt.

 

Ông Tạ Văn Tường cho biết, phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ tạo sinh kế cho 23 thôn thuộc 4 xã của huyện Mỹ Đức. Các hoạt động đầu tư trên đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, kinh tế - xã hội của người dân, ổn định tình hình quản lý, bảo vệ các khu rừng đặc dụng Hương Sơn, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên rừng quốc gia đúng như Bác Hồ đã nói: "Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rất quý!"

 

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4963
Tổng lượng truy cập: 22292262