Thúc đẩy tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp
Trung tâm BVMT trong SXNN và XD nông thôn mới đẩy mạnh thực hiện kế hoạch thúc đẩy tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025

          Hiện nay tại khu vực nông thôn diện tích gieo trồng lớn tỷ lệ thuận với lượng phụ phẩm cây trồng phát sinh, trong đó tỷ lệ tái sử dụng, tái chế phụ phẩm cây trồng còn hạn chế ( khoảng 22% khối lượng phụ phẩm phát sinh), lượng phụ phẩm còn lại chủ yếu được chôn lấp hoặc vùi tại đồng ruộng dẫn đến gây chua hóa đất, phát thải khí metan, tăng hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường. Đối với hoạt động chăn nuôi, chỉ khoảng 30% lượng chất thải phát sinh trong chăn nuôi được tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho công trình khí sinh học, 58% lượng chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân bón hữu cơ và bằng các hình thức khác như nuôi giun trùn quế, ruồi lính đen...Việc sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ vẫn dững ở mức nhỏ lẻ, manh mún do khó khăn về thu gom, vận chuyển, sản xuất...Bên cạnh đó, nước thải chăn nuôi phát sinh nếu không quản lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.

 

Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch 3119/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2022 về việc thúc đẩy tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Kế hoạch nhằm mục đích thay đổi thói quen, nhận thức và tư duy, góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp... theo hướng hiệu quả - an toàn – bền vững.

          Trung tâm Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Hà Nội là đơn vị được giao thực hiện kế hoạch 3119/KH-UBND. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai tổ chức 205 lớp tập huấn hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật tái sử dụng, tái chế biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã ngoại thành Hà Nội .

          Tính đến thời điểm cuối tháng 7 năm 2023 đơn vị cũng đã triển khai được 108 lớp tập huấn cho 6 huyện (huyện Mê Linh, Gia Lâm, Thanh Trì, Chương Mỹ, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây). Lớp tập huấn được báo cáo viên là chuyên viên của Trung tâm có kinh nghiệm nhiều năm làm việc về lĩnh vực bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp truyền đạt những kiến thức như:

-         Vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đối với cuộc sống của người nông dân;

-          Lợi ích của việc tái sử dụng, tái chế  biến chất thải hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường;

-         Các vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp; ảnh hưởng từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp tới môi trường và sức khỏe của người dân;

-          Giới thiệu một số mô hình, biện pháp quản lý, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tái chế biến chất thải chăn nuôi, phụ phẩm cây trồng thành nguyên liệu hữu cơ để làm phân bón hữu cơ tại chỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp tuần hoàn.

  Thông qua các lớp tập huấn, người dân tham gia tập huấn hiểu rõ vai trò của bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và áp dụng vào thực tế quá trình sản xuất nông nghiệp tại địa phương (như mô hình dùng chế phẩm vi sinh ủ chất thải hữu cơ thành phân bón, nuôi giun trùn quế, ruồi lính đen, hay chăn nuôi làm đệm lót sinh học...) góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, hình thành những việc làm tốt và những mô hình sản xuất tuần hoàn điểm cho địa phương. Ngoài ra những mô hình kinh tế tuần hoàn trên tạo lên phong trào lan toả cho làng cho xã, những hộ gia đình chưa biết đến cũng học tập và làm theo  những cách làm hay giúp xây dựng nông nghiệp xanh tuần hoàn…

Trần Thị Việt Mỹ - Trung tâm Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11611
Tổng lượng truy cập: 22099279