Gắn tái cơ cấu với an ninh lương thực
Thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, những năm qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, góp phần bảo đảm nguồn cung gạo và thực phẩm các loại.

Từ năm 2011, TP đã phê duyệt Chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2011 – 2015. Đến năm 2019, Quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững đến năm 2020 tiếp tục được Hà Nội thông qua.
Cùng với hai quy hoạch trên, TP cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao; hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gắn với kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thủ đô.
Để thực hiện các quy hoạch trên, từ năm 2010 đến nay, TP đã bố trí tổng kinh phí khoảng 76.451 tỷ đồng để triển khai các dự án thành phần thuộc Chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2010 - 2019. Đáng chú ý trong đó, nhiều tập thể, DN, cá nhân cũng đã tham gia, ủng hộ khoảng 15.000 tỷ đồng, chiếm 19,3% tổng kinh phí huy động được của Hà Nội.
Kết quả, trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của diễn biến thời tiết bất thường, dịch bệnh, song với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, chính quyền và Nhân dân, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội vẫn phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2010 - 2019 đạt bình quân 3,34%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2019 đạt 259 triệu đồng/ha/năm, tăng 117 triệu đồng/ha/năm so với năm 2010. Đặc biệt, từ năm 2009 đến nay, sản lượng lúa hàng năm của Hà Nội duy trì trên 1 triệu tấn/năm, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về lương thực cho người dân Thủ đô.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, 10 năm thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 giúp TP nhìn nhận ra nhiều bài học kinh nghiệm trong thực hiện mục tiêu quan trọng này thời gian qua cũng như những năm tiếp theo. Theo ông Nguyễn Xuân Đại, nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ vẫn là làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp. Trong quá trình phát triển, công tác quy hoạch cần đi trước một bước, gắn với thực tiễn, bảo đảm dân chủ, sự đồng thuận, khoa học và có tính khả thi cao.
“Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng. Gắn dồn điền đổi thửa với quy hoạch sản xuất và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, coi đây là khâu đột phá để phát triển sản xuất. Trong đó, chú trọng nâng cao sản lượng lúa gạo, đáp ứng yêu cầu về an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp” – ông Nguyễn Xuân Đại thông tin thêm.
Nguồn: Kinhtedothi.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9907
Tổng lượng truy cập: 22002747