Một số điểm nhấn của Ngành nông nghiệp Thủ đô trong thời gian qua

Mặc dù còn nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết bất thường ảnh hưởng của biến đổi khi hậu, dịch bệnh tả lợn châu Phi, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố, sự phối hợp của các sở ngành, các quận, huyện, thị xã và bà con nông dân, tiếp tục thực hiện chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong năm qua nông nghiệp Thủ đô trên đà phát triển và đạt được kết quả nhất định.

Đối với lĩnh vực trồng trọt: Tiếp tục phát triển sản xuất theo các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn, trên địa bàn hiện có: 154 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, đưa diện tích trồng lúa chất lượng cao đạt 53% tổng diện tích gieo trồng lúa toàn Thành phố, 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung, 50 vùng sản xuất hoa cây cảnh; đối với cây ăn quả với diện tích 18.800ha tập trung sản xuất các cây ăn quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao: cam Canh, bưởi Diễn, chuối tiêu hồng, nhãn chín muộn;...

Đối với lĩnh vực chăn nuôi: phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư (76 xã chăn nuôi trọng điểm, gồm: 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt, 13 xã chăn nuôi lợn, 29 xã chăn nuôi gia cầm và trên 3.800 trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư). Năm nay, do ảnh hưởng dịch tả lơn châu Phi trên phạm vi cả nước, chăn nuôi lợn gặp khó khăn và số lượng giảm (giảm 42% so với năm 2018), ngành nông nghiệp đã chuyển hướng sang phát triển chăn nuôi gia cầm, bò thịt. Trong lĩnh vực chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất giống (giống gia cầm, bò BBB, ...) để cung ứng cho chăn nuôi trên địa bàn Thành phố và các tỉnh.

Đối với lĩnh vực thủy sản: tiếp tục thực hiện chuyển đổi các vùng đất trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, thâm canh, sản lượng thủy sản năm 2019 tăng 8,17% so với cùng kỳ năm trước.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển, hiện có 133 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nổi bật như: Sản xuất Nấm kim châm công nghệ Nhật Bản tại xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao; sản xuất giống và hoa lan Hồ Điệp của hợp tác xã Đan Hoài, huyện Đan Phượng;...

Năm 2019, các sản phẩm nông nghiệp ngoài tiêu thụ trên địa bàn Thành phố và các tỉnh lân cận đã xuất khẩu được 1,5 tấn nhãn chín muộn đi Austrailia; dự kiến trong tháng 12 xuất 24 tấn lúa hữu cơ, lúa Japonica sang Đức và 24 tấn sang Philippin.

Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất nông nghiệp, hiện có 135 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm (tăng 14 chuỗi so với năm 2018); đẩy mạnh mối liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục mở rộng hệ thống truy suất nguồn gốc nông lâm, thủy sản và xây dựng Chợ thương mại điện từ.

Đối với lĩnh vực đê điều, thủy lợi: hệ thống công trình thủy lợi được quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống hạn, úng ngập. Hệ thống đê điều được quan tâm duy tu, duy trì phục vụ phòng chống lũ bão, trong năm 2019 không có những trận mưa, lũ lớn.

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 8440
Tổng lượng truy cập: 22324563