Gương giám đốc trẻ nhiệt tình, năng nổ với phong trào cơ giới hóa sản xuất lúa của huyện Phú Xuyên

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện cơ giới hóa sản xuất lúa, Phú Xuyên là huyện đi đầu trong phong trào, năng suất lúa tăng từ 10-15%, chi phí sản xuất giảm từ 0,7-2,8 triệu đồng/ha/vụ sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch từ 2-3%, đồng thời đảm bảo tính thời vụ, nâng cao chất lượng lúa thành phẩm.Tính đến nay, Phú Xuyên có 148 máy cấy, 04 dây chuyền gieo mạ khay tự động tại các xã Đại Thắng, Hoàng Long, Thụy Phú. Hiệu quả đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất đã tăng sản lượng lúa từ 1,15 đến 1,2 lần so vơi sản xuất thủ công. Anh Phạm Minh Đức (Thôn Thụy Phú, xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên) là một trong những hộ nông dân điển hình trong phong trào này.

Khi nhắc đến anh Phạm Minh Đức, bà con trong xóm đều cảm phục bởi ý chí và sự cần cù trong lao động. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, thu nhập của gia đình anh chủ yếu là làm ruộng và chăn nuôi nhỏ lẻ. Dù kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ anh vẫn cố gắng cho con ăn học thành tài. Sau khi ra trường, anh vào làm tại một cơ quan nhà nước có thu nhập khá, có khả năng thăng tiến. Đi làm được một thời gian, anh Đức xin nghỉ việc về quê làm nông nghiệp trong sự can ngăn của người thân nhưng anh vẫn một mực làm theo ý mình.Vốn học cơ khí lên anh khá am hiểu về máy móc, với sản suất nông nghiệp thì anh lại rất kiên trì, chịu khó tìm tòi, học hỏi. Anh tiến hành ngâm ủ và thực hiện nhiều thí nghiệm để theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng, tính toán từng thời điểm phát triển của cây mạ, tìm công thức phối trộn giá thể riêng phù hợp với điều kiện sản xuất... ghi ghi, chép chép ngày đêm. Sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ những lần thất bại, anh quyết tâm thực hiện các ý tưởng táo bạo của mình cho đến cùng.

Bố mẹ anh từ chỗ phản đối nhưng thấy được quyết tâm của con đã quay sang hết lòng ủng hộ. Đây chính là động lực lớn để anh mạnh dạn bỏ vốn, vay mượn mua thêm các thiết bị máy móc của Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Chính Đạt và thành lập Trung tâm mạ khay Kobuta Dịch vụ nông nghiệp Phú Hưng do anh làm giám đốc (thành lập ngày 30/11/2018).

Hiện nay, Trung tâm mạ khay có 2 giàn gieo đáp ứng 8-10 vạn khay mạ/vụ cung ứng cho thị trường trong và ngoài huyện, tương ứng trên dưới 300 ha lúa cấy máy; 4 máy cấy ngồi 6 hàng với công suất 8-10 mẫu/ngày; 2 giàn sấy công suất 30 tấn; 1 máy cày; 1 máy gặt,... Toàn bộ do anh tự đầu tư, riêng có 01 giàn gieo anh nhận được hỗ trợ từ Trung tâm khuyến nông Hà Nội. Vào thời vụ chính, Trung tâm mạ khay tạo ra công ăn việc làm cho 40-45 lao động địa phương với thu nhập từ 200.000-400.000 đ/ngày/người.

Trong quá trình sản xuất, anh mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế thị trường; dám nghĩ, dám làm, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lao động, đất đai. Năm 2018, Trung tâm mạ khay do anh điều hành đã cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí.

Không bằng lòng với những kết quả đạt được, anh Đức còn lên kế hoạch đầu tư thêm hệ thống nhà màng phục vụ cho sản xuất, hệ thống bể ngâm ủ theo dây chuyền Nhật Bản... trong thời gian tới.

Phong trào cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã giúp cho người nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm, xây dựng nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo trong vận dụng những tiến bộ mới vào sản xuất góp phần làm giàu cho bản thân, cho gia đình và góp phần xây dựng quê hương như gương anh Phạm Minh Đức./.

Nguyễn Thị Kim Ngân - Cán bộ Trạm Khuyến nông Phú Xuyên

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3635
Tổng lượng truy cập: 22014411