Đánh giá chất lượng đất làm cơ sở định hướng sản xuất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa – TP HN.
Ứng Hòa là địa phương hình thành và phát triển lâu đời trên nền phù sa được bồi đắp của hai con sông Nhuệ và sông Đáy, là địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, thường xuyên đứng ở vị trí nhất nhì thành phố về cả sản lượng và năng suất lúa.
Ứng Hòa là địa phương hình thành và phát triển lâu đời trên nền phù sa được bồi đắp của hai con sông Nhuệ và sông Đáy, là địa phương có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa nước, thường xuyên đứng ở vị trí nhất nhì thành phố về cả sản lượng và năng suất lúa. Chính vì đặc điểm này, đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu sản xuất nói chung và cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng cho huyện Ứng Hòa là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, đây lại là yêu cầu bức thiết nếu muốn nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp. Để có thể đáp ứng yêu cầu này một cách hợp lý nhất, đòi hỏi có các đánh giá khoa học về chất lượng và tiềm năng đất đai để làm cơ sở định hướng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hiệu quả nhất.
Năm 2016, Sở Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa thực hiện đánh giá chất lượng đất nông nghiệp nhằm phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Ứng Hòa, kết quả như sau:
  3.1. Kết quả xây dựng bản đồ đất

 

Căn cứ vào kết quả phân tích đất, kết quả điều tra thực địa, trên địa bàn huyện chỉ có một nhóm đất là đất Phù sa (ký hiệu: P; tên theo FAO-UNESCO là Fluvisols); bao gồm 4 loại đất và 7 loại phụ đất
Bảng phân loại đất huyện Ứng Hòa

 

TT
Ký hiệu
Tên đất Việt Nam
Tên đất theo FAO-UNESCO
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ so DTĐT
Tỷ lệ so DTTN
 
 
Pg
 
Đất phù sa glây
 
Gleyic Fluvisols
 
2005,11
 
13,31
 
10,66
1
Pgj
Đất phù sa glây, úng nước
Stagnic Gleyic Fluvisol
2.005,11
13,31
10,66
 
 
Pj
 
Đất phù sa úng nước
 
Stagnic Fluvisols
 
7.147,61
 
47,43
 
37,98
2
Pjg
Đất phù sa úng nước, glây
Gleyic Stagnic Fluvisol
4.937,42
32,77
26,24
3
Pjc
Đất phù sa úng nước, chua
Dystric Stagnic Fluvisol
2.210,19
14,67
11,75
 
 
Pb
 
Đất phù sa được bồi
 
Anofluvic Fluvisols
 
491,48
 
3,26
 
2,61
4
Pba
Đất phù sa được bồi, cơ giới phân dị
Geoabruptic Anofluvic Fluvisol
84,40
0,56
0,45
5
Pbe
Đất phù sa được bồi, trung tính ít chua
Eutric Anofluvic Fluvisol
407,08
2,70
2,16
 
 
 
Đất phù sa không được bồi
 
Orthofluvic Fluvisols
 
5.424,10
 
36,00
 
28,82
6
Pc
Đất phù sa không được bồi, chua
Dystric Orthofluvic Fluvisol
3.460,00
22,96
18,39
7
Pe
Đất phù sa không được bồi, trung tính ít chua
Eutric Orthofluvic Fluvisol
1.964,10
13,03
10,44
 
 
Diện tích điều tra
 
15.068,30
100,00
80,07
 
 
Tổng diện tích tự nhiên
18.818,00
 
 
Đất phù sa không được bồi chiếm diện tích lớn nhất trong 4 loại đất phù sa huyện Ứng Hòa với 5.424,10 ha, chiếm 36% diện tích điều tra hay 28,82% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Loại đất này được chia thành hai loại phụ: đất phù sa không được bồi chua, chiếm gần 2/3 diện tích loại đất với 3.460,0 ha; chiếm 22,96% diện tích điều tra, hay 18,39% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Hoa Sơn, Sơn Công, Hòa Phú và Đội Bình. Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua có 1.964,1 ha, chiếm 13,03% diện tích điều tra hay 10,44% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã Hồng Quang, Đồng Tiến, Đại Hùng, Viên An và Đội Bình. Đất có các tính chất lý hóa học khá thích hợp cho nhiều cây trồng, kể cả cây lâu năm cũng như cây ngắn ngày.
Đất phù sa được bồi huyện Ứng Hòa chỉ có gần 500 ha ven sông Đáy và sông Nhuệ, chiếm 3,26% diện tích điều tra hay 2,61% tổng diện tích tự nhiên huyện, phân bố chủ yếu ở phía ngoài đê các xã Phù Lưu, Viên Nội, Hòa Xá, Hòa Phú. Đất thích hợp với nhiều cây trồng ngắn ngày, ưa đất thịt nhẹ và không đòi hỏi nguồn dinh dưỡng quá lớn như cây họ đậu, cây ngô.
Đất phù sa glây trên địa bàn huyện Ứng Hòa có diện tích hơn 2.000 ha, chiếm 13,13% diện tích điều tra hay 10,66% tổng diện tích tự nhiên huyện; phân bố trên địa bàn các xã trũng nhất vùng nội đồng huyện, tập trung ở các xã như: Hòa Lâm, Minh Đức, Trầm Lộng và Đồng Tân, Trung Tú. Mặc dù giàu về dinh dưỡng, nhưng các hạn chế không thể khắc phục về đặc tính glây, úng nước của đất khiến cho đất phù sa glây hầu như chỉ có thể sử dụng để canh tác lúa hoặc trong cơ cấu lúa - cá, lúa - vịt.
  3.2. Chất lượng đất và biến động theo thời gian

 

Đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa phần lớn là đất phù sa không được bồi, gồm cả loại đất phù sa úng nước và phù sa glây thì chiếm trên 95% diện tích đất nông nghiệp huyện. Đất phát triển trên nền địa hình thấp, có thành phần cơ giới tầng mặt nặng (chủ yếu là thịt pha sét), khả năng tiêu thoát nước trung bình. Các đặc tính này là hạn chế đối với nhiều cây trồng, tuy nhiên cây lúa nước vẫn có thể thích nghi tốt; do đó, ngoài vùng nội đồng và các khu vực trũng thấp, huyện chỉ có một diện tích nhỏ có thể sử dụng cho các cây trồng đa dạng hơn ngoài hệ thống hai vụ lúa hoặc lúa - cá.

Độ phì tầng mặt được đánh giá ở mức trung bình. Riêng chỉ tiêu kali tổng số thấp trên toàn bộ diện tích nông nghiệp huyện; ngược lại, lân tổng số đều ở mức cao. Đây là chỉ tiêu có sự thay đổi rất nhanh theo thời gian do chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động sản xuất của con người.

Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 290
Tổng lượng truy cập: 22099279