Kết quả công tác phối hợp quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản giữa Hà Nội với các tỉnh năm 2013
Ngày 20/12/2013, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác phối hợp quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phảm nông lâm thủy sản giữa Hà Nội với các tỉnh năm 2013, nhiêm vụ trọng tâm năm 2014. Về dự và chỉ đạo hội nghị có Đ/c Nguyễn Như Tiệp Cục trưởng cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & PTNT), Đ/c Ngô Đại Ngọc, Phó Giám Đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội.

  I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI  

1. Công tác tham mưu, thực hiện:

- Tham mưu cho Sở  tổ chức 02 hội nghị phối hợp giữa Sở NN&PTNT Hà Nội với Sở NN&PTNT 18 tỉnh có số lượng lớn thực phẩm nông lâm thủy sản cung cấp cho Hà Nội.  

- Ký kết kế hoạch phối hợp giữa Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội với Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản 15 tỉnh gồm: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.

- Tổ chức thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản giữa Chi cục QLCL Hà Nội với Chi cục QLCL các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn.

2. Nội dung phối hợp:

- Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham mưu cho sở, tỉnh, thành phố các cơ chế, chính sách về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản;

- Thông tin kịp thời khi có sản phẩm nông lâm sản có nguy cơ cao và mất an toàn thực phẩm để phối hợp quản lý, giám sát, truy suất nguồn gốc và chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn;

- Phối hợp triển khai quản lý mô hình chuỗi sản xuất sản phẩm là thế mạnh của tỉnh, thành phố. Trong đó Chi cục QLCL NLS&TS các tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khâu sản xuất ban đầu, sơ chế, chế biến, Chi cục QLCL NLS&TS Hà Nội kiểm tra, giám sát khâu kinh doanh tại Hà Nội;

 - Hàng tháng thông tin, cung cấp kịp thời các số liệu về việc kiểm tra, đánh giá phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở có sản phẩm cung cấp cho Hà Nội và ngược lại để cùng phối hợp kiểm tra, giám sát, truy suất nguồn gốc khi có yêu cầu;

- Thông tin và tạo điều kiện cho hai bên phối hợp kiểm tra, giám sát các cơ sở có sản phẩm sản xuất, sơ chế, chế biến cung cấp cho Hà Nội và ngược lại.

3.  Giám sát mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm cho Hà Nội

3.1. Nội dung giám sát

- Tiến hành kiểm tra đánh giá thực trạng điều kiện đảm bảo ATTP trong  kinh doanh nông lâm thủy sản tại các cơ sở kinh doanh ở siêu thị, chợ và các điểm kinh doanh.

- Kiểm tra tem, nhãn và các thông tin về sản phẩm.

- Phổ biến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh khắc phục những điểm còn tồn tại, tuân thủ các điều kiện về đảm bảo ATTP.

- Tiến hành lấy mẫu kiểm tra một số chỉ tiêu về ATTP.

- Tổ chức tập huấn kiến thức ATTP cho các cơ sở.

- Hướng dẫn các cơ sở đủ điều kiện làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

3.2. Kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP  

3.2.1. Kiểm tra thực tế việc kinh doanh sản phẩm trong chuỗi:

Đã tiến hành kiểm tra 29 cơ sở kinh doanh nông sản và thủy sản tham gia mô hình ATTP theo chuỗi do Cục QLCL cung cấp trong đó:

- Có 12/29 cơ sở có kinh doanh các sản phẩm trong chuỗi, cụ thể:

+ 7 cơ sở có kinh doanh đúng sản phẩm đã nêu trong chuỗi.

+ 5 cơ sở  kinh doanh không đầy đủ các sản phẩm đã nêu trong chuỗi.

- 17/29 Cơ sở không kinh doanh hoặc không xác định được địa chỉ theo danh sách:

+ 13 cơ sở không kinh doanh sản phẩm đã nêu trong chuỗi.

+ 03 cơ sở không xác minh được địa chỉ.

+ 01 cơ sở hiện đã ngừng hoạt động kinh doanh.

- Ngoài các cơ sở trên, Chi cục đã tiến hành điều tra xác minh thấy một số cơ sở khác (ngoài danh sách tại phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn số 1107/QLCL-CL2)  đang kinh doanh sản phẩm trong chuỗi ATTP như:

+ Công ty TNHH chế biến thực phẩm DABACO (Số 52 lô 4 Đền Lừ 1, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai) kinh doanh Gà Dabaco.

+ Siêu thị Metro, VPĐD công ty CP Giang Sơn, Siêu thị Đông Phương, Siêu thị Hapro Thái Thịnh, siêu thị Fivimart, siêu thị Hiway kinh doanh Gà đồi Yên Thế.

+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm chè Tân cương Hoàng Bình (138 Giải Phóng); BigC, Siêu thị Hoàng Cầu (1A1 Trần Quang Diệu, Đống Đa), Siêu thị Thành Đô kinh doanh Chè đen Tân Cương Hoàng Bình.

+ Cửa hàng rau hữu cơ Tràng An (74 Nguyễn Công Hoan, 68 Linh Lang), Công ty TNHH đầu tư thương mại thủy sản Thái Bình Dương, Công ty TNHH TP Minh Tiến kinh doanh Rau Sơn La.

- Các siêu thị ngoài việc kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản (trong đó có sản phẩm của mô hình chuỗi) còn có các hoạt động sản xuất như: sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản thực phẩm.

 3.2.2. Kiểm tra hồ sơ pháp lý:  

- Giấy phép đăng ký kinh doanh:

+ 28/28 cơ sở bao gồm siêu thị, cửa hàng, công ty đều có giấy phép đăng ký kinh doanh tuy nhiên vẫn còn 3 cơ sở đăng ký chưa đầy đủ các lĩnh vực hiện đang kinh doanh (1 siêu thị, 1 cửa hàng,1 công ty).

+ 02 cơ sở chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh (01 hộ kinh doanh trong chợ, 01 cửa hàng kinh doanh).

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP:

 + Các siêu thị và các cửa hàng, công ty đã có các loại Giấy chứng nhận như:  Giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn, Giấy chứng nhận  kinh doanh gia cầm (mổ sẵn) và sản phẩm gia cầm sạch... do Sở Công thương cấp; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm do Cục VSATTP hoặc do Chi cục VSATTP Hà Nội cấp...

+ Các hộ kinh doanh tại các chợ không có bất kỳ loại giấy chứng nhận nào về ATTP.

- Về kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh: 29/30 cơ sở (chủ yếu các siêu thị) chưa tập huấn kiến thức ATTP do ngành nông nghiệp tổ chức.

- Về điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Một số các cơ sở kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng việc khám sức khỏe theo quy định (các hộ kinh doanh trong chợ chưa khám sức khỏe, một số Siêu thị có giấy chứng nhận sức khỏe do phòng khám tư nhân cấp).

3.2.3. Kiểm tra hàng hóa:

- Kết quả kiểm tra tem, nhãn: Một số sản phẩm tươi sống chưa nghi đầy đủ thông tin về xuất xứ hàng hóa, các sản phẩm đã chế biến chưa ghi đầy đủ các thông tin theo quy định về nhãn hàng hóa như xuất xứ hàng hóa, định lượng hàng hóa, thông tin cảnh báo vệ sinh, ATTP...

- Về mối liên kết trong chuỗi cung cấp thực phẩm: Có 26/30 cơ sở đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm (21 cơ sở kinh doanh ký trực tiếp với cơ sở sản xuất, 5 cơ sở ký hợp đồng thông qua nhà cung cấp trung gian)

- Lấy mẫu kiểm tra một số chỉ tiêu về ATTP: đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy 41 mẫu (20 mẫu rau; 10 mẫu chè và 11 mẫu thịt gà) để kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm phát hiện 7/11 mẫu thịt gà chỉ tiêu E.coli vượt quá giới hạn cho phép, các mẫu còn lại đảm bảo chất lượng, ATTP.

- Tổ chức kiểm tra khắc phục sai lỗi đối với 30 cơ sở đồng thời tiếp tục tiến hành lấy 41 mẫu sản phẩm (20 mẫu rau, 10 mẫu chè và 11 mẫu thịt gà để kiểm nghiệm chất lượng). Kết quả kiểm nghiệm phát hiện 4/11 mẫu thịt gà có chỉ tiêu E.coli và 1/20 mẫu rau có chỉ tiêu Chlorpyrifos vượt quá giới hạn cho phép; các mẫu còn lại đảm bảo chất lượng, ATTP.

3.3. Tập huấn kiến thức chuyên môn

Trong thời gian thực hiện chương trình, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội đã tổ chức 04 lớp tập  huấn (80 người/lớp) kiến thức ATTP cho các đối tượng kinh doanh tại các chợ đầu mối (chợ Long Biên, chợ Dịch Vọng, chợ Yên Sở) và người trực tiếp quản lý, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản tại hệ thống các siêu thị như: BigC, Metro, Hiway, Co.op mart, Fivimart. Nội dung tập huấn: Luật ATTP, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Kết thúc lớp tập huấn, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận tập huấn  kiến thức về ATTP.

3.4. Kiểm tra, đánh giá, chứng nhận đủ điều kiện ATTP

Chi cục tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở có đủ điều kiện làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, kết quả có 13 cơ sở đạt yêu cầu (6 cơ sở xếp loại A, 7 cơ sở xếp loại B)  và được cấp giấy chứng nhận ATTP.

 II. NHIỆM VỤ NĂM 2014.

- Tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm quản lý Nhà nước trong quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản; sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, ATTP.

- Phối hợp định kỳ lấy mẫu phân tích chất lượng nông lâm thủy sản của các tỉnh đưa về Hà Nội và Hà Nội đi các tỉnh, thông tin 2 chiều với Chi cục các tỉnh để phối hợp quản lý, chỉ đạo ở đầu mối sản xuất.

- Thúc đẩy hợp tác tiêu thụ nông sản thực phẩm giữa Hà Nội với các tỉnh, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của các địa phương nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; tạo điều kiện giới thiệu và đưa các sản phẩm của các tỉnh về Hà Nội thông qua hệ thống cửa hàng, điểm bán hàng do các cơ quan của Thành phố Hà Nội quản lý (sàn giao dịch rau, quả và thực phẩm an toàn - địa chỉ 123, Hồ Tùng Mậu - Hà Nội;Wedsite:www.sanbanbuon.vn).

- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật, tổ chức các đoàn tham quan mô hình tiêu biểu là thế mạnh của mỗi địa phương, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm áp dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp quản lý chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản theo chuỗi sản xuất (từ trang trại đến bàn ăn), trong đó các tỉnh tham gia quản lý khâu sản xuất, sơ chế, chế biến ban đầu, thành phố Hà Nội quản lý khâu kinh doanh.

- Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hợp tác giữa các địa phương nhằm đánh giá kết quả đạt được và có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ phối hợp tiếp theo.

                                              Trần Mạnh Giang-Chi cục Trưởng Chi cục QLCL NLS&TS Hà Nội

 

 


 

Chi cục QLCL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2912
Tổng lượng truy cập: 22303093