Hội nghị trực tuyến với các địa phương về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
Sáng 4/4, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu. Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt tham dự hội nghị.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong thời gian qua, các tỉnh/thành phố cũng đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và đặc biệt đã chú trọng hoạt động truyền thông về đảm bảo ATTP nông lâm thủy sản. Kết quả triển khai tại 48 tỉnh, thành phố cho thấy mức độ vi phạm ATTP của các sản phẩm thủy sản chưa có chiều hướng giảm và không ổn định (tồn dư hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi vượt giới hạn cho phép trong 3 năm gần đây 2010, 2011, 2012 là 1,3%, 1%, 1,5%; hóa chất bảo quản, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong thủy sản sau thu hoạch tương ứng là 3,5%, 5,5%, 5,3%).

Đã có 63/63 tỉnh/thành phố tiến hành thống kê, lập danh sách cơ sở sản xuất kinh doanh (SX-KD); 61/63 tỉnh đã tiến hành kiểm tra đánh giá phân loại lần đầu (còn 02 tỉnh Bắc Kạn, Kon Tum chưa tiến hành kiểm tra đánh giá phân loại). Trên 40 tỉnh/thành phố đã tiến hành kiểm tra đánh giá đầy đủ các loại hình sản xuất kinh doanh theo quy định tại Thông tư 14; tuy nhiên còn một số lĩnh vực có ít tỉnh/thành phố mới triển khai đánh giá như: giống cây lâm nghiệp: 19/63 tỉnh; cơ sở chăn nuôi: 10/63 tỉnh; nước sạch: 15/63 tỉnh.

Hiện nay, Bộ đang quản lý lĩnh vực này theo cách phân cấp từ Trung ương đến địa phương, từ tỉnh tới xã theo nhóm sản phẩm. Việc triển khai giám sát trong nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nông lâm thủy sản đã có chuyển biến nhưng tình hình diễn biến còn chậm, những vi phạm trong một số lĩnh vực còn cao, nhất là trong chăn nuôi, sản phẩm động vật. Ngoài ra, trên rau tỷ lệ nhiễm dư lượng hóa chất bảo vệ thực còn nhiều so với các nước.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Xuân Việt cho rằng, trong thời gian qua, việc sản xuất rau củ quả, mới đáp ứng 60 đến 65% nhu cầu của người dân thành phố. Còn lại phải nhập từ các địa phương bên ngoài. Riêng về an toàn thực phẩm, TP Hà Nội đã triển khai nghiêm túc công tác này. Hiện, Hà Nội tập trung thực hiện một số đề án rau an toàn, chuyên canh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và dễ dàng trong công tác quản lý.  Thành phố đã triển khai hệ thống sàn giao dịch rau củ quả, dựa vào đó, người tiêu dùng đăng ký với sàn. Hiện, thành phố có khoảng 300 điểm phân phối rau an toàn. Sau này, thành phố sẽ bố trí mỗi khu phố, nhà cao tầng sẽ có một điểm phân phối rau an toàn. Hà Nội sẽ phấn đấu tăng diện tích rau an toàn được kiểm soát. Từ vài trăm hecta năm 2009 đã lên tới 3.800ha hiện nay và phấn đấu năm 2013 đạt 4.500ha. Phó chủ tịch cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT giúp thành phố trong công tác đào tạo cán bộ có kiến thức chuyên sâu về vấn đề kiểm nghiệm ATTP.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát đánh giá cao sáng kiến phát triển mô hình sản xuất tiêu thụ rau an toàn được chứng nhận có dán tem, mã vạch của thành phố Hà Nội, nhờ việc này, có để truy xuất nguồn gốc rau bán trên thị trường. Đây là hướng đi đúng và là mô hình mà nhiều địa phương cần trao đổi kinh nghiệm học tập phát triển. Mô hình này làm cho người tiêu dùng có lòng tin hơn vào những cửa hàng bán rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và trên địa bàn toàn quốc.

HANOI PORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2636
Tổng lượng truy cập: 22303093