Sẽ xử lý nghiêm các điểm giết mổ gia súc, gia cầm sống nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn thực phẩm
Chiều 9/3, Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác an toàn thực phẩm (ATTP) TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy Hà Nội về công tác bảo đảm ATTP thời gian qua và nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo.

 

\"\"Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội nghị

 

Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng BCĐ công tác ATTP; cùng Giám đốc các sở, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã...
 
Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong thời gian qua, ngoài công tác thông tin, tuyên truyền thành phố đã xây dựng được 4 hoạt động trong chương trình đảm bảo ATTP, bao gồm 2 hoạt động do ngành y tế thường thực là “Tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng ATTP” và “Phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm”. Một hoạt động do ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thường trực, bảo đảm VSATTP trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm”. Ngoài ra, ngành Công thương cũng có chương trình bảo đảm VSATTP trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm”.
 
Đánh giá hiệu quả sau 3 năm thực hiện Đề án “Triển khai mô hình cải thiện An toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại các phường, thị trấn của 29 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-3015” đạt hiệu quả tốt. Thành phố tiếp tục duy trì mô hình đảm bảo ATTP thức ăn đường phố tại tuyến phố Núi Trúc, Ba Đình và phường Trung Liệt, quận Đống Đa. 
 
Ngoài ra, việc đảm bảo ATTP 30 tuyến phố văn minh, kiểm tra các tiêu chí ATTP đạt trên 85%. Thành phố đã triển khai hiệu quả mô hình cảnh báo nhanh sự cố ATTP tại Bắc Từ Liêm và phòng chống ngộ độc thực phẩm thông qua kiểm soát bữa cỗ tập trung đông người tại huyện Thanh Oai, Phú Xuyên. Xây dựng và duy trì 60 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm, (27 chuỗi có nguồn gốc động vật, 33 chuỗi nguồn gốc trồng trọt) trong đó 7 chuỗi rau, thịt. Công tác triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn, cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn cho 11 cửa hàng kinh doanh thuộc 6 chuỗi rau, thịt.
 
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng được tăng cường với 1.440 đoàn thanh, kiểm tra, qua đó, đã kiểm tra 102.644 lượt cơ sở, phát hiện 16.521 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 4.985 cơ sở với số tiền 28 tỷ đồng; Chuyển điều tra, quyết định khởi tố 4 vụ; Tiêu hủy nhiều sản phẩm không đảm bảo ATTP; Xử lý 40 thông tin báo chí nêu về mất ATTP.
 
Tại hội nghị, đồng chí Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của các Ban Chỉ đạo công tác vệ sinh ATTP từ thành phố đến cơ sở. Từng sở, ngành có sự phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện, thị xã phân công trách nhiệm, công việc rõ ràng. Ngoài ra, các đơn vị đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân về vai trò quan trọng của công tác ATTP, các quy định, văn bản luật được tuyên truyền và mang lại hiệu quả cao.
 
\"\"
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị

Nhiều đơn vị của thành phố cũng áp dụng các công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, kiểm tra an toàn thực phẩm. Tuy nhiên để phát huy những kết quả đã đạt ở tất cả các cấp ngành cần tích cực vào cuộc, chú trọng công tác tuyên truyền cho người sản xuất từ thành thị đến ở nông thôn, đặc biệt ở các khu chế biến, các chợ… tập trung tuyên truyền cho người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
 
Các đơn vị cần tập trung xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kiểm soát tốt hơn nữa các loại vật tư nông nghiệp. Đối với các điểm giết mổ thủ công cần phân chia rõ, thống kê để xử lý, đặt ra chỉ tiêu cụ thể.
 
Ở các chợ đầu mối cần tăng cường trách nhiệm, vai trò của đơn vị quản lý chợ về vệ sinh an toàn thực phẩm, hoạt động nghiêm chỉnh đúng quy định, xử lý nghiêm đơn vị nào nếu buông lỏng quản lý. Bên cạnh đó, nghiên cứu các giải pháp để quản lý các khu chợ cóc, từ đó thông tin cho người tiêu dùng biết về tính thiếu an toàn khi sử dụng thực phẩm ở chợ cóc.
 
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng ban chỉ đạo công tác ATTP đề nghị các đơn vị quán triệt nghiêm túc và triển khai ngay các phần việc cần thiết. Trong thời gian tới, thành phố sẽ làm bằng được việc dán tem xuất xứ các loại thực phẩm để người dân có thể kiểm tra bằng điện thoại di động thông minh.
 
Bên cạnh đó, các sở ngành cần phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện xử lý nghiêm, kiên quyết dẹp bỏ chợ cóc; làm tốt công tác quản lý vỉa hè. Với các chợ truyền thống, thành phố sẽ rà soát lại, bỏ kinh phí sửa chữa, chỉnh trang lại trong năm 2017 để đảm bảo vệ sinh, ATTP. Đặc biệt, trong lúc kêu gọi đầu tư xã hội hoá các khu giết mổ công nghiệp, chính quyền địa phương cần kiểm tra thường xuyên các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, tuyệt đối không để tình trạng mất vệ sinh.
 
Ngoài ra Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu các sở, ngành cần kiểm tra, hướng dẫn cấp phép với các cơ sở đủ điều kiện. Những cơ sở không đủ điều kiện thì phải dừng hoạt động, thống kê danh sách công bố công khai để người dân biết và giám sát. Cùng đó, cần phổ biến kiến thức cơ bản nhất để người dân phát hiện các thực phẩm không đảm bảo ATTP.

 

Lê Tâm
HANOI PORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3089
Tổng lượng truy cập: 22292262