Giải pháp quản lý chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm ở các tỉnh phía Bắc
(Mard-6/4/2016): Ngày 5/4/2016, tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) tổ chức Diễn đàn KN@NN với chủ đề: “Giải pháp quản lý chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm ở các tỉnh phía Bắc”.

 Các báo cáo tham luận tại Diễn đàn tập trung vào một số nội dung chính như: Thực trạng và giải pháp quản lý về chất cấm và lạm dụng kháng sinh  trong sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi; Ảnh hưởng của một số chất cấm sử dụng trong chăn nuôi đến an toàn vệ sinh thực phẩm với sức khỏe người tiêu dùng; Kết quả khảo sát quản lý chất cám tại cơ sở chăn nuôi và cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi ở các tỉnh phía bắc những điểm mới trong bộ luật hình sự năm 2015; Kết quả hoạt động khuyến nông về công tác tuyên truyền chất cấm và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi; Tổng kết đợt cao điểm hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; Một số kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi; Thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và một số giải pháp khắc phục tại một số tỉnh  như Thanh Hóa, Hải Phòng và Hưng Yên…

Trong những năm gần đây, việc sử dụng thuốc kháng sinh sai mục đích, lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản kém chất lượng, ngoài danh mục, nhập lậu đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát và thực sự trở thành vấn nạn trong đời sống xã hội.

 Theo Cục Chăn nuôi, thực trạng sử dụng, kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra chất cấm trong chăn nuôi được tổng hợp năm 2015 và 2 tháng 2016 kết quả kiểm tra từ các địa phương và Cục Chăn nuôi như sau: Tổng số cơ sở kiểm tra là 1893 cơ sở, trong đó có 58 cơ sở có vi phạm chất cấm (chiếm 3,1%), trong đó: Tổng số mẫu thức ăn chăn nuôi đã lấy: 1239 mẫu, 17 mẫu vi phạm chất cấm (chiếm 1,37%); Tổng số mẫu nước tiểu lợn đã lấy: 3972 mẫu, 257 mẫu vi phạm chất cấm (chiếm  6,47%); Tổng số mẫu thịt, phủ tạng đã lấy: 451 mẫu, 12 mẫu vi phạm chất cấm (chiếm 2,66%). Như vậy, việc triển khai các đợt cao điểm về kiểm soát chất lượng vật tư và an toàn nông sản đã có tác dụng rất tích cực: vừa huy động lực lượng lớn các bộ ngành và các địa phương vào cuộc vừa góp phần giảm thiểu rõ rệt tỷ lệ các mẫu dương tính với chất cấm trong chăn nuôi, trong đó TĂCN chỉ còn 1,3 % so với 5-6% các tháng đầu năm; nước tiểu còn 3,9 % so với thời gian cao điểm lên tới 16-25% mẫu kiểm tra dương tính… Các chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là Salbutamoll và một số rất ít là chất Vàng o (Auramine).

Theo Cục Quản lý Chất lượng NLS và Thủy sản, trong đợt cao điểm hành động năm an toàn vệ sinh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, các đơn vị thuộc Bộ đã tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động thực vật, kết quả kiểm tra 26.981 lô nguồn gốc thực vật và không có mẫu phát hiện hàm lượng độc tố Aflatoxin, kim loại nặng, vi sinh vật vượt mức tối đa cho phép, hóa chất thuốc BVTV; kiểm tra 3663 lô động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, Xử lý VPHC 17 lô (số lô vi phạm trong đợt cao điểm giảm so với năm 2015 (52 lô vi phạm/29133 lô nhập khẩu).

Trong khi đó, hoạt động thông tin tuyên truyền của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về tác hại của việc sử dụng chất cấm và tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi đã góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân, tuyên truyền phổ biến những tiến bộ kỹ thuật, giới thiệu những cách làm hiệu quả, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp. Với việc đa dạng về hình thức tuyên truyền (truyền hình, truyền thanh, báo giấy, báo điện tử, tổ chức sự kiện...) phong phú về nội dung, hoạt động thông tin tuyên truyền là một trong những nội dung khuyến nông quan trọng. Nội dung tuyên truyền luôn bám sát các định hướng của Bộ và ngành, những vấn đề thời sự như tình hình dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tại Diễn đàn, Cục Chăn nuôi đã đưa ra một số giải pháp quản lý về chất cấm trong sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi như sau: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; Rà soát hoàn thiện thể chế liên quan trong kiểm soát chất cấm sử dụng trong chăn nuôi: Điều chỉnh danh mục chất cấm sử dụng trong chăn nuôi đảm bảo ATVSTP theo các quy định trong nước và hài hòa với các cam kết quốc tế, sửa đổi Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, chuẩn hóa các quy trình kiểm soát, bao gồm các thể chế hành chính và các giải pháp khoa học kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi; Tiến hành kiểm tra, thanh tra việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ở tất cả các khâu có liên quan như các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN, thuốc thú y, kiểm tra đột xuất việc sử dụng chất cấm ngay tại các cơ sở chăn nuôi, kiểm tra chặt nguồn nhập khẩu, nhất là nhập tiểu ngạch và lưu thông các sản phẩm có nguy cơ chứa các cấm sử dụng trong chăn nuôi, kiểm tra thường xuyên vấn đề tồn dư các chất cấm trong sản phẩm chăn nuôi tại các lò mổ và quầy buôn bán thực phẩm, từ đây truy xuất trở lại các cơ sở chăn nuôi đã sử dụng; Chỉ đạo các cơ quan liên quan và các địa phương đồng loạt triển khai các biện pháp kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi, trong đó tập trung nhiều nhóm chất kích thích sinh trưởng Beta agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) và kháng sinh trên lợn, gà thịt và bò thịt; Tập trung làm mạnh ở một số địa phương có nhiều dấu hiệu kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phát hiện và xử lý nghiêm các vụ vi phạm trọng điểm về chất cấm để tuyên truyền, răn đe./

T.H

Theo http://www.mard.gov.vn/

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3166
Tổng lượng truy cập: 22303093