Thực phẩm an toàn: Kiểm soát chuỗi và ứng dụng KHCN
Quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm được Bộ NNPTNT coi là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Trong năm 2013, ngành Nông nghiệp đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp trong công tác này

 Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã thẳng thắn chia sẻ những thành công cũng như khó khăn trong việc quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm (ATTP) của ngành nông nghiệp trong năm 2013.

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trong năm 2013 của Bộ NNPTNT?

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu: Bộ NNPTNT luôn coi công tác quản lý vật tư nông nghiệp và ATTP là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013. Bộ đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, đặc biệt là triển khai Thông tư 14 kiểm tra phân loại đánh giá các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, vì thế kỳ vọng nhiều, nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Trong thực tế đã có những tiến bộ về kiểm soát hàng giả, kém chất lượng trong vật tư nông nghiệp, tuy nhiên, còn nhiều sản phẩm kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường, đặc biệt qua con đường buôn lậu qua biên giới rất khó kiểm soát.
 

Về quản lý ATTP, năm 2013 cũng đã hạn chế được rất nhiều. Hiện tại, chúng tôi thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo chuỗi, từ đầu vào là vật tư nông nghiệp và quá trình sản xuất lưu thông, phát hiện những khâu có rủi ro cao, những nơi dễ xảy ra vi phạm để tập trung giám sát. Vì thế, công tác này có nhiều tiến bộ.

 

Vậy công tác này trong năm 2014 sẽ có những thay đổi gì, thưa bà?

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu: Hiện nay, Bộ NNPTNT đang chỉ đạo tăng cường kiểm soát các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ về vật tư nông nghiệp. Bộ đặc biệt phối hợp với các địa phương thanh tra, kiểm tra các cơ sở loại C (loại chưa đạt yêu cầu về kinh doanh vật tư nông nghiệp và ATTP). Vừa qua một số địa phương như Đắk Lắk, Đắk Nông… cũng đã phát hiện và thông tin rộng rãi về các cơ sở này nên có tác dụng răn đe rất tốt. Năm 2014 công việc này sẽ tích cực triển khai ở diện rộng hơn và đẩy mạnh huy động lực lượng của các địa phương để tham gia công tác này.

 
 

Năm 2014 chúng tôi đánh giá sẽ tiếp tục còn có nhiều khó khăn, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh. Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái nên nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp có thể sẽ tiếp tục suy giảm. Vì thế, Bộ đã tập trung chỉ đạo từ những tháng đầu năm triển khai mạnh mẽ sản xuất, áp dụng công nghệ để tạo ra năng suất, sản lượng cao. Chúng tôi cũng tập trung nhiều vào khâu chế biến sau thu hoạch để tạo nhiều giá trị gia tăng tạo hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường

 

Xin bà nói rõ hơn về việc áp dụng công nghệ để tạo sức cạnh tranh cho nông sản sắp tới?

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu: Nhiều thông tin cho rằng các tiến bộ khoa học công nghệ ít được đưa vào ngành Nông nghiệp hiện nay. Thực tế không phải vậy, ngành Nông nghiệp đạt được hiệu quả như hiện nay ít nhất phải có sự đóng góp của khoa học công nghệ đến 30-40%. Có điều áp dụng công nghệ ấy vào đâu và ở quy mô nào thôi.

 

Trước đây ngành Nông nghiệp rộng, vốn đầu tư cho khoa học ít, nên chúng ta đầu tư  khoa học công nghệ theo hướng dàn trải, giờ tập trung vào trọng điểm, thiết yếu nhất để tạo ra đột phá. Nguồn lực khoa học công nghệ trong năm tới có thể sẽ giảm tới 30%, nếu không đầu tư tập trung thì sẽ không có hiệu quả. Hy vọng năm tới, toàn ngành sẽ dồn lực lượng cán bộ khoa học trong nước, hợp tác quốc tế tập trung giải quyết cho các đối tượng trọng điểm như lúa, cao su, cà phê, đường, thủy sản…

 

Sau thực tiễn của 2013, theo Thứ trưởng thì mô hình, quy trình quản lý nào phù hợp nhất để kiểm soát tốt được vật tư nông nghiệp và vệ sinh ATTP?

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu: Theo tôi đó là mô hình giám sát theo chuỗi. Chúng tôi đã thực hiện một số mô hình trên cơ sở các dự án hợp tác quốc tế như Canada, Nhật Bản… và có nhiều mô hình tốt như chè, rau củ, quả, thịt, thủy sản… thì thấy rõ ràng vấn đề ATTP được kiểm soát tốt hơn.

 

Công tác đảm bảo vệ sinh ATTP sẽ được tập trung quản lý chất lượng theo chuỗi, từ vật tư đầu vào đến quy trình sản xuất, chế biến, lưu thông đến sản phẩm đến bàn ăn…

 

Thứ hai là sẽ chọn những sản phẩm có rủi ro cao như chè, rau quả, thủy sản… để kiểm soát.

 

 

\"\"
Ảnh minh họa

Thứ ba là phải xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, về danh mục các chất được phép và không được phép sử dụng trong quá trình bảo quản, chế biến để kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tập trung vào sau thu hoạch, tăng giá trị công nghệ trong chế biến, sản xuất để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng…

 

Cùng với đó, Bộ sẽ tập trung tạo ra liên kết với các cơ sở,  xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để người dân tìm được các địa chỉ, cảnh báo cho người dân về các sản pẩm có nguy cơ, và hướng dẫn cho người dân lựa chọn các thực phẩm tốt.

 

Tết cổ truyền cũng sắp tới, ngành Nông nghiệp sẽ làm gì để người dân yên tâm, thưa bà?

 

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu: Trong dịp Tết Nguyên đán, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, các lực lượng liên ngành sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra và chỉ đạo các địa phương kiểm tra các mặt hàng nông sản. Chúng tôi sẽ đi kiểm tra những cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp để sớm phát hiện, kiểm soát tận gốc, đồng thời ngăn chặn được hàng giả, hàng nhái qua biên giới.

 

Bộ đã huy động nhiều đơn vị trong ngành như thanh tra, thanh tra liên ngành để tập trung kiểm tra. Năm 2014, Bộ sẽ tích cực triển khai ở diện rộng hơn. Và huy động lực lượng của các địa phương để tham gia công tác này.

 

An toàn vệ sinh sẽ tập trung quản lý chất lượng theo chuỗi, từ vật tư đầu vào đến quy trình sản xuất, chế biến, lưu thông sản phẩm đến bàn ăn của người dân.

 

Thứ hai là sẽ chọn những sản phẩm có rủi ro cao như chè, rau quả, thủy sản… để kiểm soát.

 

Thứ ba là phải xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, về danh mục các chất được phép và không được phép sử dụng trong quá trình bảo quản, chế biến để kiểm soát các cơ sở sản xuất kinh doanh.

 

Đặc biệt tập trung vào sau thu hoạch, tăng giá trị công nghệ trong chế biến, sản xuất để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng…

 

Đồng thời tập trung tạo ra liên kết với các cơ sở, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để người dân tìm được các địa chỉ, cảnh báo cho người dân về các sản phẩm có nguy cơ, và hướng dẫn cho người dân lựa chọn các thực phẩm tốt.

 

Đỗ Hương (thực hiện)

Theo Chinhphu.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2986
Tổng lượng truy cập: 22303093