Dịch tả lợn Châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh cho người

Trước nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) lan rộng ở các tỉnh, thành phố; Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã cử đoàn công tác hỗ trợ Việt Nam đánh giá các yếu tố nguy cơ nhằm kiểm soát Dịch tả lợn Châu Phi và bảo vệ sinh kế cho người chăn nuôi.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 16/3/2019 tại Trung Quốc thông báo tổng cộng có 113 ổ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 1,1 triệu con lợn; dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, tính đến ngày 19/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 310 xã, 62 huyện của 20 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bệnh và tiêu huỷ là 37.868 con. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.

Trước nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) lan rộng ở các tỉnh, thành phố; Tổ chức FAO phối hợp cùng OIE đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ kiểm soát Dịch tả lợn Châu Phi và bảo vệ sinh kế cho người chăn nuôi. Sau khi kiểm tra các hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh DTLCP, không có dịch, khu vực chôn hủy lợn bệnh, cơ sở giết mổ và thu thập thông tin về dịch tễ bệnh đoàn công tác nhận định việc sử sụng thức ăn dư thừa nhừ nhà hàng, bếp ăn tập thể và chăn nuôi tận dụng gần khu vực chế biến thực phẩm của gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bệnh phát sinh.

Ông Pawin Padungtod - Điều phối viên Kĩ thuật cao cấp cho biết “sự hợp tác giữa các bên liên quan bao gồm người chăn nuôi, thương lái, cơ quan quản lý nhà nước và công luận là rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan gia tăng của Dịch tả lợn Châu Phi tại Việt Nam” và “An toàn sinh học nghiêm ngặt trong khu chăn nuôi lợn là rất quan trọng để ngăn chặn sự thâm nhập của Dịch tả lợn Châu Phi. Nếu không có sự đầu tư và nỗ lực cải thiện an toàn sinh học, sinh kế của người chăn nuôi sẽ bị rủi ro”.

Ông Ian Dacre – Trưởng đoàn kiểm tra của FAO đánh giá “ Việc các phương tiện truyền thông đưa tin chính xác về thực trạng, tính chất của bệnh DTLCP tới công chúng là rất quan trọng. Bệnh DTLCP là bệnh dễ lây truyền trong đàn lợn và KHÔNG lây truyền và gây bệnh cho con người. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học là yếu tố quan trọng để bảo vê lợn an toàn khỏi bệnh DTLCP. Lợn bị nhiễm bệnh và phơi nhiễm phải được tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan”.

Dịch tả lợn Châu phi KHÔNG lây nhiễm và gây bệnh sang người, thịt lợn được sử dụng an toàn khi nấu chín. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây bệnh ở mọi loại lợn (lợn nuôi, kể cả lợn cảnh và lợn rừng); lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%, gây thiệt hại lớn về kinh tế; hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị.

Cấn Xuân Minh – Chi cục Chăn nuôi & Thú y

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 13397
Tổng lượng truy cập: 22132949