Theo đó, về lĩnh vực trồng trọt tập trung phát triển tại các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, sản xuất theo hướng hàng hóa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, đậu, cây ăn quả, hoa và cây cảnh; từng bước nâng diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ trên các cây trồng chủ lực (lúa, cây ăn quả, chè, rau đậu các loại) nhất là đối với sản xuất rau, đậu, cây ăn quả. Khai thác có hiệu quả diện tích đất bãi sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Đuống để tập trung phát triển cây rau, đậu thực phẩm, cây ăn quả, sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng trang trại gắn với kết hợp du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm. Phát triển sản xuất các giống cây trồng chất lượng cao, giống chống chịu sâu bệnh tốt, các giống cây thích nghi với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của Thành phố và cả nước. Từng bước giảm dần diện tích đất trồng lúa, chuyển sang trồng rau, đậu thực phẩm, cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết, chuỗi giá trị.
Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Phát triển chăn nuôi theo vùng xã trọng điểm, chăn nuôi trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, gia trại có quy mô lớn, hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi các khu vực nội thị, các thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Phát triển chăn nuôi đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng các chế phẩm sinh học, ứng dụng công nghệ trong xử lý chất thải chăn nuôi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong chăn nuôi. Phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp, cơ sở giết mổ tập trung với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chú trọng phát triển con giống, làm trung tâm cung cấp con giống (bò thịt, lợn, gia cầm) cho các địa phương khác. Tăng cường công tác giám sát, kiểm dịch bệnh, quản lý chặt chẽ sản xuất, kinh doanh, buôn bán vật tư, thuốc thú y, nghiêm cấm sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.
Phát triển thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, an toàn vệ sinh thực phấm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân khoảng 7-8%/năm. Duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản từ 22.500-24.000 ha, trong đó diện tích vùng nuôi trồng thủy sản tập trung khoảng 11.500 ha, đẩy mạnh thâm canh, nâng năng suất bình quân khoảng 14 tấn/ha (vùng tập trung năng suất trung bình đạt 24 tấn/ha), sản lượng 170-210 nghìn tấn. Phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung theo hướng ứng dụng công cao, nuôi thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm; Duy trì mức tăng trưởng lĩnh vực thủy sản bình quân 7-8%/năm. Tập trung phát triển nuôi các giống: cá chép lai, cá rô phi đơn tính, trắm cỏ và các loại thủy đặc sản như: trắm đen, cá lăng, điêu hồng,...Thực hiện chuyển đổi các vùng đất trũng, thấp sang mô hình lúa - cá, nhân rộng các mô hình ao nổi, mô hình sông trong ao để tăng năng suất, sản lượng thủy sản. Xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, an toàn dịch bệnh, sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP,...Định hướng phát triển thủy sản tập trung tại các huyện: Ba Vì, ứng Hòa, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Đức,...Xây dựng các cơ sở sản xuất giống để đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi trồng trên địa bàn Thành phố và cung ứng cho các tỉnh bạn.
Thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng hiện có, tạo môi trường sinh thái bền vững, là lá phổi xanh cho Thành phố. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 6,2%. Đẩy mạnh phong trào trồng cây phân tán, cây ven đường giao thông phấn đấu nâng tỷ lệ cây xanh từ 2-3m2/người hiện nay lên 8-10m2/người vào năm 2025 và đến năm 2030 là từ 10-15m2/người. Tập trung làm giàu rừng tự nhiên nghèo, kiệt; cải tạo nâng câp rừng đã trồng chất lượng kém và trồng rừng mới trên đất chưa có rừng. Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng (phát triển sản xuất cây dược liệu dưới tán rừng nhằm nâng cao thu nhập cho các chủ rừng), tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao từ kinh tế đồi rừng, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Phấn đấu nâng mức thu nhập 01 ha đất lâm nghiệp lên 60 triệu đồng/ha/năm vào năm 2030.
Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại định hướng phát triển HTX nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hợp tác xã dịch vụ tổng hợp, từ dịch vụ đầu vào, đầu ra cho xã viên, đến các dịch vụ thương mại, dịch vụ môi trường, kinh doanh; xem xét giải thể hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, quản lý đối với các hợp tác xã kinh doanh dịch vụ kém hiệu quả. Đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực cho HTX, nhất là cán bộ quản lý, kế toán HTX. Tổ chức tập trung ruộng, tích tụ ruộng đất, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2025 Thành phố có 100% các huyện, các xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 30% số xã đạt chuấn nông thôn mới nâng cao; 15% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; đến năm 2030 Thành phố có 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu đến thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 65 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2025 và đạt 80 triệu đồng/người/năm trở lên vào năm 2030; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn đạt trên 95% vào năm 2025 và đạt trên 98% vào năm 2030; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn dưới 1% (theo tiêu chí mới) vào năm 2025 và còn dưới 0,5% (theo tiêu chí mới) vào năm 2030.
Tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi, đảm bảo cấp nước, tiêu nước phục vụ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thích ứng ứng phó với biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư các công trình đầu mối lấy nước trên sông Hồng (Cụm công trình đầu mối Liên Mạc, Cải tạo, nâng cấp trạm bơm tưới Phù Sa) để đảm bảo cấp nước phục vụ phát triển sản xuất; tiếp tục thực hiện dự án Cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì (nạo vét sông Tích đoạn II và Đoạn III từ thị xã Sơn Tây đến Ba Thá, huyện Mỹ Đức); thực hiện cải tạo, nạo vét các sông trục lớn (sông Nhuệ, sông Đáy, sông cầu Bây,..) đảm bảo dẫn nước tưới tiêu phòng chống úng ngập, đồng thời giảm tình trạng ô nhiễm môi trường nước; Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình đầu mối tiêu lớn (trạm bơm Đông Mỹ, trạm bơm Bộ Đầu, trạm bơm Văn Khê, huyện Mê linh,...) để đảm bảo phục vụ sản xuất, phòng chống úng ngập; Cải tạo, nâng cấp các hồ chứa nước (hồ Văn Sơn, Mèo Gù và các hồ chứa nước nhỏ của các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai) để đảm bảo phục vụ sản xuất và an toàn hồ đập. Từng bước xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung tại các cụm, điểm công nghiệp; cụm, điếm công nghiệp làng nghề và tại các làng nghề để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn.Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố; xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Nâng cao công tác quản lý bảo vệ hệ thống đê kè, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vi phạm Luật Đê điều. Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực phòng chống thiên tai của hệ thống các tuyến đê, các kè bảo vệ bờ. Tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống đê sông Hồng, tả Đáy, sông Đuống; Nâng các tuyến đê tả bùi, tả Tích lên thành đê cấp 3.