Phấn đấu mục tiêu tăng trưởng ngành Nông nghiệp Hà Nội 4,12% trở lên
Ngày 5/5, Sở NN&PTNT Hà Nội ban hành Công văn số 1264/SNN-KHTC, đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp phối hợp chỉ đạo sản xuất để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành Nông nghiệp năm 2020 trong tình hình chịu tác động ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố, Sở NN&PTNT xây dựng mục tiêu tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Hà Nội năm 2020 là 4,12% trở lên, trong đó, các chỉ tiêu từng lĩnh vực cần phải đạt: Trồng trọt tăng 0,28%; chăn nuôi tăng 7,47%; thủy sản tăng 6,52%. Về số xã đạt chuẩn nông thôn mới tăng thêm 15 xã; 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở NN&PTNT giao các đơn vị trực thuộc Sở chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn, các hợp tác xã, các doanh nghiệp, các trang trại và nông dân tích cực sản xuất, phòng chống dịch bệnh, phòng chống lụt bão, úng ngập...

Sở NN&PTNT đề nghị các quận, huyện, thị xã có diện tích sản xuất nông nghiệp chỉ đạo các xã phường, thị trấn, các phòng, ban đơn vị trực thuộc, các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn và người dân phối hợp với các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT. Qua đó, tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp để đảm bảo mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2020.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường công tác vận động, tuyên truyền người dân đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn thành phố. Tuyên truyền vận động người dân tận dụng ruộng đất để sản xuất, không bỏ ruộng không sản xuất, trường hợp cần thiết có những chế tài, quy định để ngăn chặn tình trạng bỏ ruộng không sản xuất. Tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh sản xuất, tăng diện tích sản xuất cây rau, màu vụ Đông để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

Các địa phương cũng chỉ đạo các phòng, ban đơn vị, các xã, phường, thị trấn, các hợp tác xã, các doanh nghiệp trên địa bàn phối hợp cùng các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT rà soát, xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất vụ Mùa, vụ Đông; kế hoạch tái và phát triển đàn lợn, đàn trâu, đàn bò và đàn gia cầm để đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho người dân thành phố; chỉ đạo các phòng, ban đơn vị, các xã, phường, thị trấn, các hợp tác xã, các doanh nghiệp trên địa bàn phối hợp với các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, trên đàn gia súc, gia cầm, diện tích nuôi thủy sản; hướng dẫn các trang trại, các doanh nghiệp và người dân quy trình sản xuất an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, theo tiêu chuẩn VietGAP.

Song song thực hiện các nội dung trên, các quận, huyện, thị xã phối hợp các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm sinh sản trên địa bàn ưu tiên cung cấp giống cho các cơ sở, hộ chăn nuôi trên địa bàn thành phố nhằm khôi phục, phát triển chăn nuôi ổn định, trong đó, đảm bảo mục tiêu tăng đàn lợn, trâu, bò, đàn gia cầm theo mục tiêu, nhiệm vụ thành phố giao cho ngành Nông nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ được giao về Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy và Chương trình OCOP của UBND thành phố trong năm 2020 đảm bảo theo quy định.

Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, các làng nghề trên địa bàn phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố tập trung khảo sát, đánh giá, phân hạng toàn bộ các sản phẩm OCOP của các chủ thể trên địa bàn để làm cơ sở thực hiện hoàn thành mục tiêu năm 2020 đánh giá, phân hạng ít nhất 700 sản phẩm…

Cổng Giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 6855
Tổng lượng truy cập: 22065804