Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 01 tháng 4 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 
Hình ảnh rừng huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Theo đó mục tiêu tổng quát của Chiến lược là nhằm xây dựng ngành lâm nghiệp thực sự trở thành một ngành kinh tế-kỹ thuật; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để lâm nghiệp đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó chủ động và hiệu quả với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng và an ninh, thực hiện thành công các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Về mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng giá trị lâm nghiệp hàng năm từ 5-5,5%; giá trị xuất khẩu 18-20 tỷ USD vào năm 2025 và 23-25 tỷ USD vào năm 2030; giá trị tiêu thụ thị trường lâm sản trong nước đạt 5 tỷ USD vào năm 2025 và đạt trên 6 tỷ USD vào năm 2030; đến năm 2030, diện tích trồng rừng sản xuất khoảng 340.000 ha/năm; trồng rừng đặc dụng, phòng hộ 4.000-6.000 ha/năm; khoanh nuôi mới 15.000 ha/năm; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt khoảng 35 triệu m3 vào năm 2025 và 50 triệu m3 vào năm 2030; phát triển đa dạng các loại dịch vụ môi trường rừng, tổng thu từ dịch vụ môi trường rừng đạt tăng trưởng 5%/năm; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 0,5 triệu ha vào năm 2025 và trên 01 triệu ha vào năm 2030; đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần và đến năm 2030 tăng 2 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020; tỷ lệ lao động việc làm trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt 45% vào năm 2025, đạt 50% vào năm 2030; duy trì độ che phủ rừng từ 42%-43%.

Chiến lược đề ra tầm nhìn đến năm 2050, ngành lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao; phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu rộng trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển bền vững đất nước.

Về kinh tế: Phát triển lâm nghiệp bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản hàng đầu của thế giới với công nghệ hiện đại; đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Về xã hội: Góp phần quan trọng vào xây dựng đất nước Việt Nam an toàn và thịnh vượng; nông thôn mới giàu, đẹp và văn minh trên cơ sở cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh.

Về môi trường: Quản lý rừng bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống suy thoái đất đai, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, cung ứng dịch vụ môi trường rừng; tham gia tích cực, có trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết tham gia.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các giải pháp thực hiện về quy hoạch, quản lý bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản, khoa học công nghệ, ban hành chính sách...; đồng thời, định hướng phát triển lâm nghiệp theo vùng để phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng sinh thái lâm nghiệp.

Xem chi tiết Quyết định số 523/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại đây.

Thu Huyền - VP Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9398
Tổng lượng truy cập: 22087799