Giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm những tháng cuối năm 2019 tại Hà Nội

Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc gia cầm đứng tốp đầu cả nước với đàn đàn trâu, bò 153.217 con trâu bò/58.326 hộ, cơ sở chăn nuôi; Đàn lợn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) hiện còn 1,4 triệu con/52 ngàn hộ, cơ sở chăn nuôi. Đàn gia cầm 31.761.744 con gia cầm/119.831 hộ, cơ sở chăn nuôi; Đàn chó, mèo 466.623 con/279.559 hộ nuôi; Ngoài ra đàn dê có tổng đàn khoảng 15.211 con/370 hộ, đàn chim cút 3.783.491 con/3.970 hộ chăn nuôi. Trên địa bàn Thành phố hiện có 749 cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm trong đó có 220 cơ sở, điểm giết mổ lợn, 61 cơ sở giết mổ trâu bò, 456 cơ sở giết mổ gia cầm. Một số cơ sở giết mổ tập trung lớn như cơ sở Vạn Phúc (Thanh Trì) giết mổ bình quân 1800 – 2000 con/ngày, Cơ sở giết mổ Minh Hiền (Thanh Oai) giết mổ từ 600 – 800 con/ngày; Ba cơ sở tại huyện Chương Mỹ giết mổ bình quân 600 – 800 con/ngày. Số lợn giết mổ tại các cơ sở trên khoảng 60 % nhập từ các tỉnh thành về. Có chợ Hà Vĩ (Thường Tín) hàng ngày tiêu thụ khoảng 30 – 50 tấn gia cầm sống. Trên địa bàn Thành phố tổng số có 1.343 chợ, điểm, hộ kinh doanh động vât, sản phẩm động vật, có 604 siêu thị, cửa hàng tiện ích có bán sản phẩm động vật. Từ thực tế trên, lưu lượng vận chuyển gia súc, gia cầm hàng ngày, nhất là vào dịp cuối năm là rất lớn nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao. Đặc biệt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (như tiếp tục bùng phát bệnh DTLCP, bệnh Tai xanh, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, bệnh Dại …).

Để chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc gia cầm trong dịp cuối năm, đặc biệt trong dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán, công tác phòng chống dịch bệnh đã và đang được tập trung thực hiện tại Hà Nội với những giải pháp cụ thể:

Tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh DTLCP: Huy dộng cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống dịch bệnh. Tập trung giải quyết việc hỗ trợ cho người dân có lợn phải tiêu hủy do dịch bệnh. Hướng dẫn việc thực hiện tái đàn theo quy định, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, một giải pháp hữu hiệu phòng chống bệnh DTLCP. Phát triển chăn nuôi bò thịt, gia cầm, thủy sản để bù đắp thiếu hụt của thịt lợn trong dịp cuối năm. Thực hiện chỉ đạo bổ sung các giải pháp phòng chống bệnh DTLCP đó là tiêu hủy lợn mắc bệnh (có kết quả dương tính với bệnh DTLCP), với lợn khỏe mạnh (có kết quả âm tính với bệnh DTLCP) trong đàn thực hiện các biện pháp tách đàn, tăng cường các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho giết mổ. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các giải pháp phòng chống bệnh với giải pháp “5 không”, “4 tại chỗ” trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thực hiện tốt việc tiêu hủy lợn bệnh tránh lây lan, kiểm soát lưu thông vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn, giảm quy mô chăn nuôi, đặc biệt giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng thức ăn dư thừa. Quản lý hố tiêu hủy tránh ô nhiễm môi trường, nhất là ở các khu vực có nhiều hố tiêu hủy tại chỗ ở các quận huyện có số lượng lợn tiêu hủy lớn.

Thực hiện quy hoạch chăn nuôi và quy hoạch giết mổ tập trung, đề xuất Thành phố sớm phê duyệt Mạng lưới giết mổ tại các huyện để quản lý giết mổ tập trung, giảm thiểu hoạt động giết mổ nhỏ lẻ. Đây cũng là một giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tổ chức tốt đợt tiêm phòng đại trà đợt 2/2019 (váo tháng 9/2019) đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 80% tổng đàn với các bệnh truyền nhiềm nguy hiểm (Tai xanh, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, tiêm phòng bổ sung vắc xin dại cho đàn chó mèo mới nhập đàn …). Triển khai, hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố với các cơ sở trang trại, gia trại lớn để tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi phát triển bền vững.

Tiếp tục thực hiện kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, con giống, thuốc thú y trên địa bàn. Với 96 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp và thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, 1160 cơ sở kinh doanh thức ăn hỗn hợp và đậm đặc cho động vật, 685 cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc thú y sẽ được tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm các cơ sở sản xuất lợn giống, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, bảo quản lợn và các sản phẩm từ thịt lợn. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ, quản lý nguồn gốc lợn đưa về giết mổ tại các cơ sở.

Tổ chức 2 đợt tổng tẩy uế môi trường toàn Thành phố để hạn chế mầm bệnh phát sinh, tập trung ở các khu vực có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ nguy cơ lây nhiễm cao, các chợ truyền thống có kinh doanh động vật và sản phẩm động vật. Làm tốt hơn công tác tuyên truyền, trong đó đi sâu nội dung về Luật Thú y, Luật an toàn thực phẩm và Luật Chăn nuôi (có hiệu lực từ 01/01/2020). Tuyên truyển để người dân chủ động ứng dụng có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch và chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi để đảm bảo chăn nuôi hiệu quả, bền vững. Đồng thời nâng cao năng lực hiệu quả của mạng lưới thú y cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại cơ sở, đặc biệt công tác giám sát dịch bệnh tại cơ sở, tham mưu chính quyền địa phương triển khai công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. Chuẩn bị đầy đủ vật tư hóa chất, dụng cụ chuyên ngành, sẵn sáng ứng phó với dịch bệnh.

Các giải pháp trên được các cấp các ngành triển khai đồng bộ cùng với sự đồng thuận của người tiêu dùng, người chăn nuôi, chắc chắn công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong dịp cuối năm sẽ có chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.

Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2323
Tổng lượng truy cập: 22087799