Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với phát triển thủy sản trên địa bàn hà nội và giải pháp hạn chế mức độ thiệt hại

Biến đổi khí hậu hiện đang ảnh hưởng đến miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng, trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

 

Những biến đổi về nhiệt độ

Mỗi loài thủy sản chỉ thích ứng trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm, nhiệt độ nước ta có khả năng tăng khoảng 0,3 - 0,50C, thậm chí nhiệt độ có thể tăng thêm 30C vào cuối năm 2100. Tuy nhiên, nhiệt độ không phải tăng đều và tính cực đoan ngày càng mạnh thêm. Nhưng, tại những thời điểm, do ảnh hưởng của El Nino và La Nina, nhiệt độ có thể quá nóng hoặc quá lạnh (như đợt rét kỷ lục vừa qua ở miền Bắc, dẫn đến hàng nghìn ha cá nuôi ở miền Bắc bị chết rét...);

Nhiệt độ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố khác trong ao, đặc biệt là chất lượng nước, đồng thời, cũng ảnh hưởng đến khả năng thích nghi sinh trưởng và phát triển. Ví dụ cá rô phi từ 20 - 32oC, thích hợp nhất là 25 - 32oC. Khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8 - 42oC, cá chết rét ở 5,5oC và bắt đầu chết nóng ở 42oC. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhiệt độ thay đổi thất thường, gây thiệt hại rất lớn đến nuôi thủy sản.

Bão, giông, tố lốc và ngập lụt

 

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bão, giông và tố lốc càng khó dự báo, bất tuân quy luật và hậu quả nặng nề hơn trước kia. Đối với nuôi thủy sản trong ao, đầm, các hiện tượng như bão, lụt làm vỡ bờ bao, hư hỏng thiết bị và làm mất cá.

Để giảm thiệt hại, người nuôi cần phải tự bảo vệ mình, cùng cộng đồng phòng tránh và khắc phục thiên tai. Cập nhật tình hình thời tiết, bão lũ, kiểm tra, gia cố ao đầm tránh sạt lở, chuẩn bị lưới để quây quanh bờ ao, đầm trước khi xảy ra ngập lụt. Kiểm tra, tu sửa, neo buộc chắc chắn các lồng bè nuôi, đồng thời tìm vị trí an toàn để di chuyển khi bị sóng gió xô đẩy.

Đối với ao nuôi cá nước ngọt ở các vùng úng trũng, người nuôi cần có kế hoạch sản xuất để thu hoạch trước, tránh thất thoát sản phẩm khi bão, lụt xảy ra. Đối với những ao không bị ảnh hưởng trực tiếp lũ lụt, người nuôi cần củng cố, tu bổ và kiểm tra bờ ao, bờ cống.

Nước biển dâng, hệ quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, có xu hướng tăng nhanh vào những thập niên tới sẽ tác động mạnh mẽ đến các yếu tố thủy hải văn và chế độ dòng chảy trên hệ thống sông rạch, làm gia tăng xâm nhập mặn, úng ngập nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường.

Dịch bệnh

 

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, hàm lượng Ôxy hòa tan, pH,… sẽ thay đổi, phần lớn là theo hướng tiêu cực, vượt quá khả năng chịu đựng (gây strees hoặc gây chết) hoặc không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của vật nuôi (còi cọc, chậm lớn, giảm năng suất). Bên cạnh đó làm tăng tính độc của một số yếu tố trong nước (NH3, H2S, NO2...), tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật gây bệnh cho vật nuôi phát triển. Nếu không theo dõi chặt chẽ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thì nguy cơ cao sẽ xảy ra dịch bệnh và lây lan ra diện rộng.

Để loại bỏ mầm bệnh trong ao nuôi, bên cạnh các biện pháp nêu trên, thì ngắt vụ nuôi cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng. Áp dụng biện pháp này để cắt bỏ mầm bệnh, đất, nước có thời gian nghỉ và xử lý cải tạo môi trường vùng nuôi, trước khi bắt đầu một vụ mới.

Tiếp đến là luân canh gối vụ, sau vụ nuôi cá Trắm cỏ, cá Chép có thể tiến hành nuôi rô phi, để cắt đứt vòng đời của mầm bệnh trong ao, sau đó lại thả cá Chép, cá Trắm cỏ vào vụ tiếp.

Giải pháp cho nuôi trồng thủy sản ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Hà Nội

Sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường ao nuôi, tạo môi trường thuận lợi cho động vật thủy sản phát triển, gắn nuôi trồng thủy sản với bảo vệ môi trường.

Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào chọn giống nâng cao chất lượng con giống và tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản. Chọn nuôi và phát triển các giống loài thủy sản phù hợp với điều kiện khí hậu của từng vùng nuôi.

 

Áp dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu rủi ro do các biến đổi môi trường tạo ra.

Hình ảnh nuôi thủy sản công nghệ cao

Hiện nay để ứng phó với sự thay đổi của khí hậu, trên địa bàn Hà Nội có thể áp dụng công nghệ mới vào trong nuôi trồng thủy sản như:

Công nghệ nuôi RAS (recycle aquaculture systems). Đây là công trình nuôi ứng dụng công nghệ cao trong quá trình nuôi. Bao gồm, hệ thống xử lý môi trường nuôi tuần hoàn khép kín trong nhà, tránh sự tác động của ô nhiễm môi trường. Hệ thống tăng cường Ôxy vào hồ nuôi giúp cho nâng cao năng suất trong một đơn vị thể tích và đảm bảo cho cá phát triển bình thường.

Công nghệ nuôi RACEWAY(sông trong ao). Đây là hệ thống công trình nuôi ứng dụng công nghệ cao. Bao gồm hệ thống mương nuôi cá được tích hoạt hệ thống sục khí vừa tạo ôxy vừa tạo dòng chảy, đồng thời gom chất thải và đưa ra khỏi môi trường ao nuôi kiểm soát chất thải, môi trường ao nuôi.

Ứng dụng công nghệ vào trong nuôi trồng thủy sản nhằm cảnh báo sự thay đổi của các yếu tố môi trường, có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế thiệt hại. Bằng các cảm biến nhiệt độ, Ôxy, pH hay một số yếu tố khác giúp cho sự cảnh báo và xử lý khi có sự biến đổi.

Vũ Văn Nguyên - Trung tâm PTNN Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1266
Tổng lượng truy cập: 22087799