Tác hại của tôm càng đỏ và tôm hùm nước ngọt với sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng

1. Tôm càng đỏ

- Tôm càng đỏ có khả năng sinh sống ở nhiều loại môi trường khác nhau, chúng có nguồn gốc ở Úc, Papua New guinea.

- Tôm càng đỏ có kích thước lớn và có vỏ cứng.

* Tác hại của Tôm càng đỏ:

- Loài Tôm này là loài ăn tạp, thức ăn gồm các loài thực vật, động vật, mùn bã hữu cơ, đôi khi có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn,... Nó còn có đặc tính đào hang sâu tới 2 m, phá hủy kênh mương thủy lợi. Loài này được Tổ chức quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) xếp vào trong 100 loài nguy hiểm nhất trên thế giới.

- Tôm càng đỏ được ghi nhận là vật chủ của một số tác nhân gây bệnh bao gồm virút, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, nấm, ký sinh trùng đơn bào và đa bào.

2. Tôm hùm nước ngọt

- Tôm hùm nước ngọt có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Chúng là loài sống bò đáy, thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm, chúng có thể đào hang trú ẩn, sâu đến 100-200 cm, có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ từ 0 đến 370C.

- Tôm hùm nước ngọt được xem là một động vật ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn bao gồm mùn bã hữu cơ, chế phẩm của ngũ cốc, thực vật như cỏ, rong, tảo, ấu trùng động vật đáy, động vật thuỷ sinh vừa cỡ miệng, các loại thức ăn chế biến… Chúng thường đi kiếm ăn và ăn mồi vào chiều tối.

* Tác hại của Tôm hùm nước ngọt:

- Tôm hùm nước ngọt là một loài xâm hại nguy hiểm, chúng có thể nhanh chóng thiết lập quần đàn trở thành một loài chính trong hệ sinh thái mà nó sinh sống. Sự xâm nhập của chúng có thể gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong quần xã động vật và thực vật bản địa.

- Tôm hùm nước ngọt có thể tác động nghiêm trọng đến tôm càng bản địa thông qua việc cạnh tranh và lây bệnh dịch tôm càng, làm thay đổi chất lượng nước và đặc tính trầm tích, tích lũy kim loại nặng, tương tác với các loài xâm lấn khác, làm hỏng hệ thống tưới tiêu nông nghiệp, ngành đánh bắt cá và làm suy giảm quần thể động vật không xương sống, động vật thân mềm và động vật lưỡng cư thông qua việc săn mồi và cạnh tranh. Việc đào hang của chúng thường gây ra vấn đề đối với đê và hệ thống tưới tiêu có thể dẫn đến mất nước và thiệt hại cho các cánh đồng,..../.

Hoàng Minh Tuyết – Phòng BVNLTS Chi cục Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 13504
Tổng lượng truy cập: 22132949