NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VÀ KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (African swine fever-ASF) là một bệnh truyền nhiễm được xếp vào Danh mục A, gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi lợn.Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do virus gây ra. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, khi mắc bệnh tỷ lệ chết rất cao lên tới 100 %.

Ở Châu Phi, bệnh làm ảnh hưởng trầm trọng đến ngành chăn nuôi lợn và an ninh lương thực.Ở Cu Ba, bệnh xảy ra năm 1980, gây thiệt hại 9,4 triệu đô la.Ở Tây Ban Nha, gây thiệt hại 92 triệu đô la.Mỹ thiệt hại 4500 triệu đô la.Năm 1920, Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Kenya, tỷ lệ mắc 100% đàn lợn nuôi. Sau đó, bệnh được ghi nhận ở hầu hết các nước Châu Phi thuộc vùng cận Sahara, lan ra Trung và Tây Phi.Năm 1957, bệnh xuất hiện ở một nước không thuộc Châu Phi là Bồ Đào Nha.Tại Châu Âu, bệnh ghi nhận ở nhiều nước như Manta (1978), Italia (1967, 1980), Pháp (1964, 1967, 1977), Bỉ (1985) và Hà Lan (1986).Tại Cu Ba, bệnh xảy ra vào năm 1971, ghi nhận ca bệnh cuối cùng năm 1981.

Tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc, theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), ngày 01/8/2018, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lần đầu tiên được báo cáo xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang của Trung Quốc. Tổng số lợn bị bệnh là 47 con, bị chết là 47 con (tỷ lệ chết vì bệnh là 100%) trong tổng đàn có nguy cơ gồm 19.373 con. Ngay lập tức, toàn bộ 336 con lợn của đàn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy, sau đó toàn bộ tổng đàn có nguy cơ gồm 19.373 con đã buộc phải tiêu hủy (không có con lợn nào được phép giết mổ để tiêu thụ). Theo thông tin cập nhật từ OIE và FAO, tính từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 10/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang). Tổng cộng đã có hơn 38.000 con lợn các loại đã buộc phải tiêu hủy. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại Trung Quốc có chiều hướng lây lan dần về phía Nam, đến các tỉnh gần với biên giới Việt Nam.

Vi rút gây bệnh là loại ADN vi rút có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là nhiệt độ và độ PH.Vi rút có thể phân lập từ máu lợn sau 18 tháng giữ ở nhiệt độ phòng.Vi rút bị bất hoạt ở 600C/30 phút, vi rút bị bất hoạt dưới tác động của một số chất sát trùng thông thường.Vi rút có thể sống được vài tuần hoặc vài tháng trong thịt đông lạnh. Thịt đã nấu hoặc đóng hộp qua xử lý 70 độ C, vi rút sẽ bị chết ngay.Trong trại lợn bị bệnh, vi rút có thể tồn tại và vẫn có khả năng lây bệnh trong vòng 3 ngày.

Bệnh xảy ra ở lợn nuôi, lợn lòi, lợn hoang, lợn hoang Nam Phi và lợn lòi nuôi và các động vật chân đốt.Sự lây lan và lưu trữ mầm bệnh do hai con đường là lây lan ở dã thú hoặc lây lan ở lợn nuôi. Khả năng truyền vi rút liên quan đến động vật chân đốt. Những con lợn lòi con khi bị loài chân đốt đốt có mang mầm bệnh sẽ bị nhiễm nhưng vẫn ở trong hang và trở thành nguồn bệnh trong vòng 2-3 tuần. Ve hút máu ở các cá thể lợn là nguyên nhân làm lây lan bệnh.Động vật chân đốt thể lưu giữ vi rút trong một thời gian dài và có khả năng lây bệnh cho lợn mẫn cẩm, chúng đóng vai trò lưu truyền mầm bệnh.Hầu hết các chủng vi rút có khả năng gây sốt, xuất huyết cấp tính ở lợn nuôi với tỷ lệ chết lên đến 100 % trong vòng 8-12 ngày.Mầm bệnh có thể truyền trực tiếp do tiếp xúc giữa các con lợn trong vòng 30 ngày sau khi nhiễm hoặc trong vòng 8 tuần trong trường hợp tiếp xúc với máu của con vật Về triệu chứng bệnh, thông thường bệnh Dịch tả châu Phi thường ghép với một số bệnh thường xảy ra ở lợn như bệnh Dịch tả lợn cổ điển, Đóng dấu lợn; Bệnh ở thể quá cấp  tính làm con vật chết  nhanh mà không hoặc ít có biểu hiện triệu chứng.Những vùng không thuộc châu Phi, bệnh xảy ra ở thể cấp tính, đôi khi còn thấy ở thể á cấp tính và mãn tính. Thể á cấp tính đặc trưng bởi hiện tượng giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu tức thời, xuất huyết ở nhiều cơ quan. Thể mạn tính đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp, sảy thai ở những con nái có chửa và tỷ lệ chết thấp.

Kinh nghiệm phòng, chống bệnh Dịch tả Châu Phi trên thế giới và tại Trung Quốc:

Khi chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện: Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất; thường xuyên vệ sinh, sát trùng, tiêu độc tại các cơ sở, vùng chăn nuôi lợn, các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi và vệ sinh cá nhân những người tham gia chăn nuôi; thực hành chăn nuôi tốt và an toàn dịch bệnh.

Tăng cường theo dõi, giám sát lâm sàng đối với các đàn lợn; kịp thời phát hiện, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với lợn bị bệnh, nghi bị bệnh. Tuân thủ các quy định về quản lý vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn. Tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm, điều tra và ứng phó dịch bệnh của các cơ quan chuyên môn thú y các cấp. Trong trường hợp phát hiện, cần phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn lợn xung quanh có nguy cơ nhiễm bệnh; khoảnh vùng dịch, vùng đệm; cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn, kể cả các sản phẩm đã qua chế biến chín ra khỏi vùng dịch; hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy. Thông tin kịp thời cho nhân viên thú y xã, chính quyền và cơ quan thú y nơi gần nhất bất khì khi nào phát hiện lợn, các sản phẩm lợn nghi bị bệnh, nghi nhiễm mầm bệnh hoặc khi được vận chuyển nhập lậu, nghi nhập lậu. Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nhận thức và thực hành chăn nuôi tốt; không cho lợn ăn các sản phẩm thức ăn thừa chưa qua xử lý chín bảo đảm thời gian và nhiệt độ tiêu diệt mầm bệnh.

Lưu ý không điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Thái Lan đã ban hành Lệnh tạm dừng nhập khẩu lợn và các sản phẩm thịt lợn từ Trung Quốc (trừ sản phẩm ruột lợn muối đã qua công đoạn diệt vi rút Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định của OIE); đồng thời tổ chức kiểm soát chặt hành lý của khách du lịch tại sân bay, cửa khẩu, cảng biển, sử dụng chó để phát hiện, mở hành lý kiểm tra nếu nghi ngờ; xây dựng, rà soát lại toàn bộ Kế hoạch ứng phó khẩn cấp đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kể cả các cán bộ thú y cơ sở để bảo đảm khả năng tự nhận diện và ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Xây dựng và ban hành Kế hoạch dự phòng đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Tổ chức thông tin, tuyên truyền và báo dịch chính xác, kịp thời; Bố trí các nguồn lực phòng và chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; trang bị kiến thức và các nguồn lực cho hệ thống thú y các cấp; Diễn tập thực hành ứng phó và phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

Khi có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện:Trung Quốc đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp kiểm soát dịch bệnh, trong đó có việc đóng các cửa chợ buôn bán lợn sống, không cho phép vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn ra khỏi địa bàn các tỉnh có bệnh; đồng thời thiết lập các vùng bị dịch đe dọa là 3 km và vùng bảo vệ là 10 km; tiêu hủy đàn lợn nhiễm bệnh và các đàn có nguy cơ, kèm theo việc hỗ trợ tài chính với mức khoảng 115 USD/con lợn (không phân biệt lợn to nhỏ). Trung Quốc đã tổ chức kiểm tra, rà soát tình hình dịch bệnh tại hơn 23 nghìn địa điểm, bao gồm giám sát lâm sàng và chủ động lấy mẫu xét nghiệm của lợn chết, lợn bệnh. Kết quả, các cơ quan của Trung Quốc đã phát hiện được 120 mẫu dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trong số hơn 9.900 mẫu xét nghiệm.

Các giải pháp đang thực hiện tại Việt Nam đó là, thực hiện nghiêm Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện số 6741/CĐ-BNN-TY ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành có liên quan về việc chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào Việt Nam. Với những giải pháp cụ thể là tăng cường kiểm soát việc xuất nhập lợn vào Việt Nam. Tổng tẩy uế môi trường, lấy mẫu xét nghiệm để chủ động giám sát dịch bệnh, tăng cường các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại các địa phương; thành lập các đoàn kiểm tra việc triển khai tại các cơ sở; đồng thời làm tốt hơn công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân chủ động cùng cộng đồng áp dụng có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm và Dịch tả lợn Châu Phi. 

Chắc chắn với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người chăn nuôi, người tiêu dùng, Việt Nam sẽ khống chế, ngăn chặn được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi./.

 

Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1887
Tổng lượng truy cập: 22087799