Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm phương hại đến sản xuất ngành chăn nuôi trong nước, trong lúc sức ép của các loại thực phẩm nhập ngoại đang ngày một gia tăng.

            Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm phương hại đến sản xuất ngành chăn nuôi trong nước, trong lúc sức ép của các loại thực phẩm nhập ngoại đang ngày một gia tăng. Để khẩn trương chấn chính tình trạng này, Bộ Nông nghiệp đã ban hành chỉ thị số 7285/CT-BNN-CN ngày 07/9/2015 về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi. Triển khai thực hiện chỉ thị của Bộ Nông nghiệp & PTNT, ngày 05/10/2015, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội ban hành công văn số 2072/SNN-CN về việc tăng cương quản lý chất cấm trong chăn nuôi, trong đó đề nghị:

1.     UBND các quận, huyện, thị xã

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, TACN theo  sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND Thành phố giao theo phân cấp quản lý.

- Khuyến khích người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học: nâng cao công tác quản lý chất lượng con giống, thực hiện tốt công tác vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng và chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi….

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng,  công bố thông tin chính xác, kịp thời về thực trạng sử dụng chất cấm, mức tồn dư chất cấm trong thực phẩm để người tiêu dùng hiểu rõ, cùng tham gia giám sát, phát hiện, tố cáo,  tẩy chay góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ, phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đặc biệt là chất cấm thuộc nhóm Beta agonist (Ractopamine, Clenbuterol, Salbutamol) trong đó chủ yếu là chất Salbutamol.

- Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Điều 155 Bộ Luật hình sự quy định đôi với hành vi sản xuất kinh doanh, sử dụng hàng cấm gây hậu quả nghiêm trọng.

- Thực hiện báo cáo định kỳ theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT về Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội trước ngày 20 hàng tháng ((giao Chi cục Thú y Hà Nội tổng hợp)

2.  Chi cục Thú y Hà Nội

- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền về tác hại của chất cấm trong chăn nuôi, thực trạng sử dụng chất cấm, mức tồn dư chất cấm trong thực phẩm để người tiêu dùng hiểu rõ, cùng tham gia giám sát, phát hiện, tố cáo,  tẩy  chay góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ, phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững.

- Tăng cường kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt chất cấm thuộc nhóm Beta agonist (Ractopamine, Clenbuterol, Salbutamol) trong đó chủ yếu là chất Salbutamol.

- Tổng hợp, báo cáo Cục Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp & PTNT về kết quả triển khai công tác kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp & PTNT tại chỉ thị số 7285/CT-BNN-CN ngày 07/9/2015 về về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi.

3.     Các Trung tâm: Phát triển chăn nuôi, Khuyến nông Hà Nội

Phối hợp với các cấp, ngành, các đơn vị thuộc Sở tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng chăn nuôi theo phương thức an toàn sinh học, tác hại của chất cấm trong chăn nuôi để ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ, phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững./.

Nguyễn Thu Phương - Phòng Chăn nuôi của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1572
Tổng lượng truy cập: 22259350