Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) Những giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới
Ngày 08/10/2015 tại Hà Nội Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án \"Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công - tư ở Việt Nam\".

            Ngày 08/10/2015 tại Hà Nội Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức Hội thảo tổng kết dự án \"Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công - tư ở Việt Nam\".

Dự Hội thảo có ông Alfosso Tena Gracia - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam cùng các đại biểu đại diện cho các cơ quan liên quan như Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cơ quan bảo hiểm nông nghiệp Tây Ban Nha. Đại diện các công ty bảo hiểm nước ngoài và Việt Nam. Đại diện một số Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan liên quan các tỉnh, thành đã triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2011- 2013).

          Tại Hội thảo đã trao đổi, thảo luận về những thuận lợi khó khăn về BHNN nhất là bảo HNNN thí điểm nông nghiệp giai đoạn 2011  -2013. Những thuận lợi là người dân đồng tình ửng hộ cao về việc triển khai chính sách BHNN nhằm giảm rủi ro cho người chăn nuôi. Thực tế người dân sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới luôn cần có BHNN để họ yên tâm đầu tư sản xuất vì trên thực tế ngành hàng mà họ sản xuất có độ rủi ro cao do phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Những năm gần đây biến đổi khí hậu đã diễn ra ở toàn cầu nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ở nhiều nước trên thế giới đã thực hiện tốt việc BHNN cho người sản xuất nên nền nông nghiệp phát triển nhanh, mạnh và bền vứng.  Ở Việt Nam, Chính phủ đã có Quyết định 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm BHNN trên 20 tỉnh thành đã thu hút đông đảo người dân tham gia. Trên thực tế khi triển khai thí điểm BHNN đã có những kết quả rất tích cực, được các cấp, các ngành, người dân đông tình ủng hộ cao, người dân giảm thiểu rủi ro. Sau gần 3 năm triển khai ở 20 tỉnh thành, số hộ tham gia bảo hiểm 304.017 hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp (trong đó hộ nghèo là 233.361 chiếm 76,8%, hộ cận nghèo là 45.944 chiếm 15,1%, hộ thường là 24.711 chiếm 8,1 %, 01 tổ chức sản xuất nông nghiệp); Giá trị được bảo hiểm là 7.747,9 tỷ đồng (trong đó giá trị bảo hiểm cây lúa là 2.151 tỷ đồng, giá trị bảo hiểm vật nuôi là 2.713,2 tỷ đồng, giá trị bảo hiểm thủy sản là 2.883,7 tỷ đồng).  Số tiền bồi thường 712,9 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm 394 tỷ đồng. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình tổ chức triển khai còn nhiều bất cập như phạm vi bảo hiểm hiện còn hẹp, đối tượng bào hiểm còn chưa phù hợp, phí bảo hiểm còn cao so với thu nhập của người sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp vẫn tham gia mang tính chất thăm dò (tham gia ít hoặc không tham gia) hoặc lựa chọn các đối tượng được bảo hiểm có rủi ro cao để tham gia.

Dự án \"Hỗ trợ xây dựng quản lý rủi ro nông nghiệp thông qua liên kết công - tư ở Việt Nam\" đã đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới cần trú trọng về phương thức tổ chức triển khai, giải quyết bồi thường thiệt hại, sự phối kết hợp giữa công ty bảo hiểm để triển khai đến người sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế sản xuất nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn do điều kiện khi hậu rất bất lợi, môi trường ô nhiễm nặng nên rủi ro với ngành nông nghiệp là quá lớn.

Những bài học kinh nghiệm Quốc tế được các diễn giả nước ngoài và đại diện các công ty BHNN Tây Ban Nha chia sẻ đó là cần phải xây dựng kế hoạch BHNN có tầm nhìn dài hạn. Nhiều bên liên quan tham gia bảo hiểm để người dân sản xuất nông nghiệp được tiếp cận. Có sự hỗ trợ của Nhà nước như về hỗ trợ phí bảo hiểm, công tác tổ chức triển khai. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương và địa phương. Về các hoạt động chuyên môn về bảo hiểm các điều kiện cần để BHNN thành công là có sự thông nhất phương pháp cách làm của các công ty bảo hiểm. Thực hiện tốt việc giám sát để tránh trục lợi bảo hiểm. Bên cạnh đó làm từng bước để vừa làm vừa rút kinh  nghiệm phù hợp với thực tế sản xuất cũng như ở từng quốc gia từng khu vực từng địa phương.

Với những kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo sẽ giúp cho các đại biểu áp dụng vào thực tiễn sản xuất về BHNN có hiệu quả hơn tại các địa phương trong thời gian tới./.

Nguyễn Ngọc Sơn PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 8459
Tổng lượng truy cập: 22246958