Xã Yên Bài Thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ sữa
Xã Yên Bài (huyện Ba Vì – Hà Nội) là một xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm của TP Hà Nội. Hiện tổng đàn bò sữa của xã đứng thứ 4 về số lượng (sau Vân Hòa, Tản Lĩnh, Phù Đổng)

             Xã Yên Bài (huyện Ba Vì – Hà Nội) là một xã chăn nuôi  bò sữa trọng điểm của TP Hà Nội. Hiện tổng đàn bò sữa của xã đứng thứ 4 về số lượng (sau Vân Hòa, Tản Lĩnh, Phù Đổng). Những năm qua nhờ có chính sách của TW và Thành phố nên tốc độ phát triển khá mạnh, trước năm 2010 đàn bò sữa trên 500 con, đến nay tỏng đàn bò sữa 1599 con với trên 340 hộ nuôi. Chăn nuôi  bò sữa đã thành một nghề của người dân trong xã và lãnh đạo địa phương cũng có định hướng đưa việc phát triển chăn nuôi  bò sữa là một trong những ngành kinh tế chủ lực của xã. Nhiều hộ chăn nuôi  đã làm giàu từ nghề chăn nuôi  bò sữa.

Tuy nhiên từ cuối năm 2014 trong bối cảnh chung ngành sữa Thế giới cũng như ở Việt Nam và TP Hà Nội có những biến động bất lợi cho người chăn nuôi  bò sữa. Cụ thể như việc phát triển chăn nuôi  bò sữa gặp khó khăn, giá sữa giảm trong khi đó giá thức ăn, cấc chi phí đầu vào tăng cao, đặc biệt việc tiêu thụ sữa tươi hàng ngày gặp khó làm cho người dân chưa thật sự yên tâm phát triển sản xuất. Để chủ động tháo gỡ những khó hăn trong tiêu thụ sữa trong mùa Đông và thời gian tới, ngày 29/9/2015 Lãnh đạo xã Yên Bài đã mời các các cơ quan liên quan như Trung tâm Phát triển chăn nuôi  Hà Nội, phòng Kinh tế huyện Ba Vì, Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì, Công ty Cổ phần sữa Quốc tế (IDP) về trực tiếp trao đổi giúp người chăn nuôi  tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi  bò sữa thời gian tới. Nội dung chính của Hội nghị là cung cấp thông tin, tập huấn các biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng sữa, trao đổi các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi, tiêu thụ sữa.

Hội nghị đã thu hút gần 300 hộ chăn nuôi bò sữa đến tham dự, tại Hội nghị người chăn nuôi đã được nghe Trung tâm Phát triển chăn nuôi  Hà Nội cung cấp thông tin về những thuận lợi khó khăn về tình hình chăn nuôi  bò sữa của thế giới,  Việt Nam và TP Hà Nội. Một số giải pháp cụ thể được thực hiện trong thời gian tới đó là không phát triển bò sữa tràn nan tăng nhiều về số lượng mà chỉ tập trung phát triển ở các xã đã nằm trong quy hoạch của TP. Tập trung cải tiến giống cho năng xuất cao, đưa tinh phân ly giới tính vào thực tiễn sản xuất. Cải tiến điều kiện chăn nuôi  như sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chình (TMR) nhằm giảm giá thành sản phẩm. Phấn đấu đưa chi phí đầu vào khoảng dưới 8.000 đông/lít sữa tươi để đảm bảo chăn nuôi có lãi. Bên cạnh đó thực hiện tốt việc quản lý đàn bò, đảm bảo ký hợp đồng thu mua sữa với các công ty, khi tăng đàn phải có khai báo để lượng sữa tăng tự nhiên được tiêu thụ hết. Cũng tại Hội nghị người chăn nuôi  được Công ty cổ phần sữa Quốc tế (IDP) làm rõ hơn về các chính sách, phương thức thu mua sữa đến  các hộ dân trong thời gian tới. Một số nội dung về giá sữa, phương pháp kiểm tra chất lượng sữa, việc thanh toán tiền sữa giữa trạm thu mua sữa và người dân được trao đổi làm rõ. Qua đây đã giúp cho người chăn nuôi có thêm kiến thức, hiểu biết chia sẻ với bối cảnh khó khăn chung để yên tâm đầu tư sản xuất.

Người chăn nuôi  cũng mong muốn và đề xuất với Thành phố, các cấp các ngành trong thời gian tới cần có cấc chính sách để thúc đẩy ngành chăn nuôi  bò sữa phát triển như tổ chức các chương trình sữa học đường, sữa tươi được đưa vào chương trình bình ổn giá, các trường học để nâng cao số lượng người uống sữa trong thời gian tới. Đặc biệt có chính sách đầu tư giúp cho hộ dân cải tiến điều kiện chăn nuôi, đưa công nghệ tiến tiến trong cải tiến giống, cải tiến các giống cỏ chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng sữa, giảm giá thành chăn nuôi. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác quản lý việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi, việc sử dụng thương hiệu nhãn hiệu sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm nhất là sản phẩm “sữa tươi” và sữa “thanh trùng”. Về phía các Công ty, đa số các hộ dân đề nghi công ty thực hiện tốt những cam kết về số lượng sữa thu mua hàng ngày, việc thanh toán tiền sữa kịp thời để người dân tái sản xuất. Đồng thời thường xuyên thông báo các nội dung liên quan đến việc thu mua  sữa tại các trạm thu mua sữa để hàng ngày người dân nắm bắt thông tin cần thiết.

Từ kết quả Hội nghị, lãnh đạo xã Yên Bài sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp như làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật để giúp người chăn nuôi  bò sữa yên tâm đầu tư phát triển sản xuất trong thời gian tới./.

Nguyễn Ngọc Sơn PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 12000
Tổng lượng truy cập: 22246958