Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cá rô phi
heo sự Tổng hợp và phân tích các số liệu từ kết quả quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản tại các vùng nuôi cá rô phi tập trung ở các tỉnh Miền bắc từ năm 2009 – 2014 của Trung Tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho thấy vào thời điểm cuối tháng 7 và tháng 8 hàng năm là thời điểm giao mùa, thời tiết nắng nóng kết hợp với mưa lớn đột ngột. Do vậy các yếu tố môi trường có thể thay đổi bất thường, gây ảnh hưởng tới cá nuôi, từ đó làm tăng khả năng bùng phát dịch bệnh trên cá, làm cá chết hang loạt, đặc biệt là các vùng nuôi có quy mô thâm canh.

 Theo sự Tổng hợp và phân tích các số liệu từ kết quả quan trắc môi trường và dịch bệnh thủy sản tại các vùng nuôi cá rô phi tập trung ở các tỉnh Miền bắc từ năm 2009 – 2014 của Trung Tâm nghiên cứu quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho thấy vào thời điểm cuối tháng 7 và tháng 8 hàng năm là thời điểm giao mùa, thời tiết nắng nóng kết hợp với mưa lớn đột ngột. Do vậy các yếu tố môi trường có thể thay đổi bất thường, gây ảnh hưởng tới cá nuôi, từ đó làm tăng khả năng bùng phát dịch bệnh trên cá, làm cá chết hang loạt, đặc biệt là các vùng nuôi có quy mô thâm canh.     

          Để chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất có thể xảy ra đối với đàn cá rô phi nuôi. Người nuôi trồng thủy sản cần có những biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn cá rô phi để bảo vệ diện tích nuôi thả. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như sau:

- Trước khi thả giống cần làm tốt công tác chuẩn bị ao nuôi như: vét bùn đáy ao, bón vôi bột (bón với liều lượng tuỳ theo pH của đáy ao), sau đó phơi đáy ao tối thiếu từ 3-5 ngày;

- Cá giống cần được kiểm tra dịch bệnh trước khi thả, nếu phát hiện dịch bệnh cần có biện pháp xử lý;

- Duy trì mức nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 1,5 – 2m trở lên; tạo điều kiện môi trường sống sạch sẽ, ổn định và cung cấp đầy đủ dưỡng khí (sử dụng các thiết bị làm giàu oxy trong nước như: máy quạt nước, máy sục khí,...);

          - Bổ sung Vitamin tổng hợp (B complex hoặc Vitamin C) vào thức ăn cho cá với liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất trong thời gian từ 7 – 10 ngày liên tục để tăng cường sức đề kháng cho cá;

          - Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa phân hữu cơ, vô cơ xuống ao. Sử dụng vôi bột với lượng 2 – 3kg/100m3 (vôi bột được hoà tan vào nước trước khi té xuống ao) hoặc một số hóa chất (VINADIN 600, Chlorine, TCCA,…) theo đúng liều lượng của nhà sản xuất (lưu ý: không được sử dụng các hóa chất có trong danh mục cấm sử dụng do Bô Nông nghiệp và PTNT ban hành trong lĩnh vực thủy sản) rồi té đều xuống ao để khử trùng nước ao nuôi, phòng bệnh cho cá nuôi, định kỳ 20-30 ngày/lần.

- Nếu sử dụng phân hữu cơ bón cho ao thì trước đó cần được ủ kỹ với 2 % vôi bột để diệt vi khuẩn, ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh. Ao nuôi thâm canh chỉ nên gây màu nước ban đầu bằng phân hữu cơ, không nên dùng phân hữu cơ bón định kỳ trong quá trình nuôi.

- Thường xuyên quan sát, phát hiện các biểu hiện bất thường trong ao nuôi để tìm biện pháp xử lý kịp thời. Nếu xảy ra hiện tượng cá chết có thể xử lý như sau:

+ Xử lý môi trường ao nuôi bằng hóa chất như: (VINADIN 600, Chlorine, TCCA,…) theo đúng liều lượng của nhà sản xuất để diệt trừ mầm bệnh và tránh lây lan.

+ Cho cá ăn kháng sinh Flophenicol theo liều lượng của nhà sản xuất, cho ăn liên tục từ 5-7 ngày.

+ Lưu ý cách cho ăn: cám viên làm ẩm, sau đó trộn thuốc để 30 phút mới cho cá ăn; cám gao, ngô nấu chín để nguội sau đó trộn thuốc. Chỉ nên trộn kháng sinh với 1/3 lượng thức ăn hàng ngày để cho cá ăn hết thức ăn, ăn hết thuốc.

+ Không xả nước và bỏ cá chết từ ao có bệnh ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh. Cá chết phải được vớt và chôn lấp, không nên sử dụng làm thức ăn cho cá khác.

Trên đây là một số khuyến cáo của Chi cục thủy sản Hà Nội, bà con nuôi trồng thủy sản cần lưu ý trong quá trình nuôi trồng để giảm thiệt hại và tăng năng xuất sản xuất.

 

Vũ Văn Trung – Phòng Quản lý NTTS – Chi cuc Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9331
Tổng lượng truy cập: 22099279