MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG NÓNG CHO GÀ TRONG CHĂN NUÔI NÔNG HỘ
Theo dự báo của Cục khí tượng thủy văn, thời gian tới thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, khả năng nhiệt độ lên cao, thời gian kéo dài. Cụ thể những ngày qua nhiệt độ ngoài trời tại thành phố Hà Nội đã lên quá cao có thời điểm tới 38 0 C – 400C (trong nhà khoảng 350C – 360C); đối với đàn gia súc, gia cầm nói chung và đàn gà nói riêng sẽ giảm ăn, sức đề kháng giảm nên rất dễ mắc bệnh (đặc biệt là “cảm nóng” do không thoát được nhiệt ra môi trường dẫn đến chết đột ngột,…), nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao. Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng kéo dài, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:

 

Theo dự báo của Cục khí tượng thủy văn, thời gian tới thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp, khả năng nhiệt độ lên cao, thời gian kéo dài. Cụ thể những ngày qua nhiệt độ ngoài trời tại thành phố Hà Nội đã lên quá cao có thời điểm tới 38 0 C – 400C (trong nhà khoảng 350C – 360C); đối với đàn gia súc, gia cầm nói chung và đàn gà nói riêng sẽ giảm ăn, sức đề kháng giảm nên rất dễ mắc bệnh (đặc biệt là “cảm nóng” do không thoát được nhiệt ra môi trường dẫn đến chết đột ngột,…), nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao. Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng kéo dài, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:

 

1. Hệ thống chuồng trại:

Thường xuyên, túc trực kiểm tra đảm bảo của hệ thống làm mát và quạt gió hoạt động hiểu quả. Chuẩn bị sẵn máy phát điện (đảm bảo đủ công suất) phòng trừ hiện tượng mất điện đột suất không báo trước do quá tải điện năng tiêu thụ tại 1 số địa phương (mất điện cục bộ). Hiện tượng mất điện này vẫn thường xảy ra tại những thời điểm nắng nóng kéo dài trong mùa hè, khi hộ chăn nuôi không chú ý để hệ thống làm mát dừng hoạt động (đặc biệt do quạt hút gió không chạy) sẽ dẫn đến chết gà hàng loạt sẽ gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Đầu tư hệ thống dàn phun nước trên mái chuồng (hoặc phủ lớp rơm rạ; dây leo xanh dày); sử dụng biện pháp che chắn xung quanh chuồng (mái che bằng bạt, lá, tranh tre…) tránh ánh nắng trực tiếp tới đàn gà, đồng thời tạo sự thông thoáng. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đối với gà thả vườn và đàn gà được nuôi trong chuồng hở, trong những ngày nắng nóng thường có những trận mưa đột xuất, nhất là về đêm thì cần nhanh chóng che chắn để đảm bảo cho đàn gà không bị nhiễm lạnh đột ngột. Dùng quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi, độ cao của quạt ở ngang tầm cách đầu gà khoảng 30 cm; không dùng quạt treo từ trần chuồng thổi gió xuống dưới hiệu quả chống nóng thấp vì thường thổi khí nóng từ mái chuồng xuống.
Tăng cường trồng các loại cây xanh xung quanh và trong khu vực sân chơi (đối với gà thả vườn) để tạo bóng mát và không khí thông thoáng…

Hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh cơ giới khơi thông hệ thống cống rãnh toàn bộ hệ thống trong và ngoài chuồng nuôi để làm mát cũng như ngăn chặn mầm bệnh. Lưu ý làm vệ sinh cơ giới trước khi phun thuốc sát trùng để tăng hiệu quả khử trùng của các loại thuốc sát trùng.

2. Mật độ nuôi phù hợp:

Nên giảm bớt mật độ nuôi khi thời tiết năng nóng (bằng hình thức tách đàn hoặc bán loại bớt đối với gà lớn hoặc gà đẻ) bởi mật độ chuồng nuôi cao sẽ gây tăng nhiệt độ trong chuồng (do thân nhiệt của gà) gây hiện tượng kém ăn, đồng thời còn dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và mức độ lây nhiễm rất cao.

Tùy từng lứa tuổi gà mà có mật độ phù hợp: cụ thể khi úm gà đảm bảo 100 con/2,5 m2. Từ 3 – 6 tuần tuổi cần 7 - 9 con/m2. Gà hậu bị (từ 6 tuần tuổi – 20 tuần tuổi) : giảm từ 7 – 3 con/m2. Đối với gà giống, gà đẻ cần 03 con/m2.

3. Chăm sóc, nuôi dưỡng:

Nên thực hiện chế độ chuyển bữa ăn: thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, ban đêm khi thời tiết mát dịu hơn; để đảm bảo sức tăng trọng, cũng như khả năng sản xuất trứng của đàn gà.

Đảm bảo thường xuyên có đủ nước mát cho đàn gà uống: tăng thêm số lượng máng uống (từ 20% trở lên), tránh nước rơi ra nền chuồng dễ sinh mầm bệnh. Bổ sung vào nước uống vitamin C, các chất điện giải.

4. Vệ sinh phòng bệnh:

Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Nền chuồng phải sạch, khô ráo, cống rãnh phải sạch, không đọng phân, nước. Hạn chế phát sinh ruồi, muỗi, rận,…

Dùng các loại thuốc sát trùng phun được trực tiếp trong chuồng nuôi khi có gà: có thể phun hàng ngày trực tiếp phun vào không gian trong chuồng gà (cách đầu gà khoảng 30 cm trở lên) – đây cũng là 1 biện pháp giảm nhiệt cục bộ trong chuồng nuôi.

Khi tiêm phòng định kỳ các loại vác xin (Newcatste, gum, cúm gia cầm, tụ huyết trùng …) nên tiêm vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.

Sau những đợt nắng nóng kéo dài làm cho đàn gà mệt mỏi, kém ăn nên khả năng sản xuất (trứng, thịt) sẽ giảm. Vì vậy cần có kế hoạch tăng cường chất dinh dưỡng, bổ sung khoáng, vitamin (Bkomplex…) và men tiêu hóa,...giai đoạn sau nắng nóng để đảm bảo năng suất sản xuất của đàn gà. Quan trọng nhất là sau mỗi đợt nắng nóng cần kịp thời tổng kết những kinh nghiệm chống nóng và có biện pháp cải tiến, khắc phục chống nóng tốt hơn cho những lần sau./.

 

Nguyễn Tiến Giáp Phòng PTCN Gia súc nhỏ - Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11786
Tổng lượng truy cập: 22246958