BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN Ở CÁ RÔ PHI
Hiện nay thời tiết nắng nóng kéo dài có những ngày nhiệt độ lên đến 40oC ngoài không khí, trên các ao nuôi nhiệt độ nước tầng mặt đôi khi lên đến 36-380C, nhiệt độ này nằm ngoài giới hạn nhiệt độ của các loài cá nuôi truyền thống (22-280C). Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi có mối quan hệ mật thiết với nhiệt độ nước cao, chất lượng môi trường nước nuôi kém, bệnh xảy ra vào mùa hè tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi phát triển là từ 25 – 350C, trong đó phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ nước trên 300C.
 Hiện nay thời tiết nắng nóng kéo dài có những ngày nhiệt độ lên đến 40oC ngoài không khí, trên các ao nuôi nhiệt độ nước tầng mặt đôi khi lên đến 36-380C, nhiệt độ này nằm ngoài giới hạn nhiệt độ của các loài cá nuôi truyền thống (22-280C). Bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi có mối quan hệ mật thiết với nhiệt độ nước cao, chất lượng môi trường nước nuôi kém, bệnh xảy ra vào mùa hè tháng 6 và tháng 7. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi phát triển là từ 25 – 350C, trong đó phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ nước trên 300C. 
\"\"\"\"
Ảnh: Biểu hiện bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi
* Biểu hiện khi cá bị bệnh:
- Cá bơi lờ đờ trên tầng mặt, một số cá bị bệnh nặng bơi nghiêng mình trên mặt nước và quay tròn sau đó tử vong.
- Mắt cá bị lồi một bên và trên mắt kéo một lớp màng màu trắng đục.
- Phía trong nắp mang bị xuất huyết, có màu đỏ nhưng không bị thối.
- Giải phẫu trong xoang bụng chứa nhiều dịch, ruột xuất huyết và chứa các bọt khí.
* Nguyên nhân: Bệnh liên cầu khuẩn là do vi khuẩn Streptococcus iniae và Streptococcus agalactiae là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm)
- Với tập tính canh tác tận dụng nguồn phụ phẩm làm thức ăn cho cá đặc biệt là sử dụng phân chuồng, phân vịt, phân gà để gây màu nước, làm thức ăn cho cá đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước nên cá dễ bị bệnh.
\"Ảnh064\"
Ảnh: cá nổi đầu chết ngạt do thiếu ôxy
- Vấn đề quản lý, chăm sóc còn nhiều hạn chế, công tác phòng bệnh định kỳ của người dân còn chưa được thực hiện đúng yêu cầu nên khi môi trường nuôi biến động lớn cá rất dễ bị bệnh.
* Chính vì vậy bà con cần thường xuyên kiểm tra cá, đặc biệt là ban đêm, những khi thời tiết thay đổi và áp dụng các giải pháp sau:
- Biện pháp phòng bệnh: Sử dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Biện pháp quản lý môi trường
+ Không nuôi vịt, gia súc, gia cầm thải phân trực tiếp xuống ao nuôi
+ Thay nước sạch định kỳ để làm giảm sự ô nhiễm, tăng cường ôxy hòa tan trong nước. Đảm bảo mực nước sâu trong ao từ 1,5-2m để giảm bớt sự sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.
+ Định kỳ 15 ngày/lần sử dụng các loại chế phẩm sinh học như: Biowater, Biofloc tạt xuống ao, 1kg cho 8000mnước để phân hủy mùn bã hữu cơ, làm sạch váng nhớt, loại khí độc như: H2S, NH3, ổn định PH cho ao.
+ Ngừng cho cá ăn ngay khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu, sau khi cá ổn định thì cho ăn trở lại. Giảm cho ăn vào những ngày nắng nóng, thời tiết thay đổi. VD: Bình thường cho cá ăn 3% trọng lượng thân thì giảm xuống chỉ cho ăn khoảng 1% trọng lượng thân.
+ Cho cá ăn thuốc phòng bệnh định kỳ, bổ sung vitamin C và các khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cá.
+ Tăng cường quạt nước và thời gian chạy quạt nước cho thích hợp đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu ôxy, đặc biệt vào các thời điểm tối, đêm, gần sáng và tạo dòng chảy tốt nhất trong ao nuôi. Cần tăng thời gian chạy quạt hoặc bố trí thêm hệ thống quạt nước cho ao vào những ngày nắng nóng hoặc mưa kéo dài.
- Biện pháp trị Bệnh:
+ Trước tiên cần khử nước bằng suferclo hoặc viodine sau đó sử dụng kháng sinh cho ăn. Hiện nay, để trị bệnh liên cầu khuẩn ở cá rô phi chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh như: Doxycycline, Sulfadiazine, Amoxicillin... (cho ăn 3-5g/100kg cá, liên tục 5-7 ngày).
+ Phương pháp cho ăn: Hòa thuốc với nước rồi phun (trộn đều) vào thức ăn cho cá, để 10-15 phút cho thuốc ngấm vào thức ăn rồi đem cho cá ăn.
Chú ý: vì thuốc trộn vào thức ăn khi ném xuống nước sẽ bị hòa tan vào nước, làm giảm liều lượng thuốc, nên khi trộn thuốc vào thức ăn cần bao bọc thuốc bằng các loại dầu (dầu gan mực, dầu ăn, thuốc tiên đắc...) để tránh thất thoát thuốc, đem lại hiệu quả chữa trị cao hơn.
Chu Quang Kiệm - Trung tâm giống thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4018
Tổng lượng truy cập: 22324563