Ghi nhận từ cơ sở: Ông Thi “đi thi bắn tinh bò”
Sau Hội thi “Dẫn tinh viên giởi Thành phố” lần thứ ba được tổ chức trong 02 ngày 17-18/10/2014 tại huyện Sóc Sơn, Chúng tôi gặp lại những “người trong cuộc” là thí sinh để tìm hiểu, ghi nhận những cái được cũng như những điều còn chưa được với mỗi lần Hội thi; Điều đầu tiên ai cũng thấy vui vì một cuộc thi tay nghề mà người chăn nuôi quen gọi nghề “bắn tinh bò” thay vì cụm từ “thụ tinh nhân tạo bò (TTNT)”.

 Gặp ông Cấn Văn Thi (huyện Quốc Oai – TP Hà Nội) người được Giải Ba tại Hội thi, ông bộc bạch luôn ông là người duy nhất đến thời điểm này ông được tham gia cả ba lần thi “Dẫn tinh viên giỏi” do ngành Nông nghiệp Hà Nội tổ chức; Cái được như ông nói là qua Hội thi ông có thêm kiến thức vì mỗi lần đi thi là phải “văn ôn võ luyện” nên kiến thức được ngấm sâu hơn, tay nghề cao hơn; Qua Hội thi đã động viên khích lệ được những người hành nghề như ông và các đồng nghiệp; Hơn nữa qua Hội thi được các cấp các ngành và nhiều người dân biết đến về cái nghề vất vả “sớm – hôm” như ông;

Vất vả vì đặc thù nghề thường phải làm vào sáng sớm thậm trí cả ban đêm mới dẫn tinh đúng lúc, đúng thời điểm để bò mang thai nhưng ông vui vì chất lượng đàn bò được cải thiện đáng kể; Nếu như trước đây bà con nuôi bò áp dụng phương pháp lai trực tiếp, bê sinh ra chỉ đạt 15 – 17 kg/con thì giờ đây áp dụng phương pháp lai TTNT bê đạt 25 – 27 kg/con (với bò sữa từ 30 – 35kg/com); Về sinh trưởng khi nuôi bò giống mới chất lượng cao từ phương pháp lai TTNT tăng trọng rất nhanh; Bê nuôi trong vòng 03 tháng bò đã đạt 80 – 100kh/con, nuôi 06 tháng bò đã đạt từ 160 – 200 kg/con mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng giá cao hơn 5 – 10 triệu đồng/con so với bò nuôi cùng thời điểm trước đây; Chẳng vậy mà đến thời điểm hiện nay đàn bò sữa trên địa bàn TP Hà Nội đã áp dụng 100 % bằng phương pháp lai TTNT, đàn bò thịt trên 40 % góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò phát triển mạnh;

Cá nhân ông gắn bó với nghề gần 10 năm nay song từ khi Thành phố có chính sách hỗ trợ người dân về tinh, vật tư và công thì số ca mà ông thực hiện cũng tăng đáng kể; Trước đây chỉ 10 ca/tháng thì giờ đây đã 60 – 70 ca/ tháng, như vây hàng tháng ông đã giúp cho người chăn nuôi ở khu vực huyện Quốc Oai và vùng lân cận có mấy chục con bê chất lượng cao ra đời;  Được nhiều người biết đến, nhiều người gọi nên ông có thêm cái tên thân thiện Ông Thi “bắn tinh bò”; Ông chia sẻ đây cũng là niềm hạnh phúc với ông bởi ông đã làm được điều gì đó mang lại niềm vui cho bà con chăn nuôi.

Hỏi ông lần thi “bắn tinh bò” này có gì khác với 2 lần trước, ông cho rằng lần này Ban tổ chức đi sâu về chuyên môn thực hành hơn vậy nên riêng phần thi thực tế chiếm 20/30 tổng điểm; Cả 2 phần thi lý thuyết mặc dù rất nhiều câu hỏi song số điểm chỉ 10/30 điểm; Điều này là đúng vì vòng thi Sơ khảo đã thi lý thuyết rồi, hơn nữa làm kỹ thuật đòi hỏi phải khéo, đảm bảo đúng Quy trình mời có hiệu quả; Kỹ năng thực hành có yếu tố quyết định sự thành bại của một ca TTNT, hơn nữa còn để người dân nhìn váo thấy rằng mặc dù dùng dụng cụ chuyên dùng (súng bắn tinh bằng kim loại) để phối tinh cho bò nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe bò; Người dân yên tâm áp dụng tránh những hiểu sai lệnh cho rằng việc dùng dụng cụ bằng kim loại sẽ làm xây sát, hỏng bộ máy sinh sản của bò;

Cũng tại lần thi này ông thấy một điều rất hay là BTC sử dụng kỹ thuật Vidioclip cho mỗi thí sinh (khoảng hơn 2 phút) để phản ánh toàn bộ hoạt động của mỗi thí sinh trong quá trình làm việc tại cơ sở; Phản ánh tiếng nói lãnh đạo huyện xã và người dân về công tác TTNT bò; Đặc biệt đã đưa được những chú bê sinh ra từ TTNT có ngoại hình đẹp, chất lượng cao đã tạo sự hấp dẫn, phong phú được người xem đánh giá cao;

Bên cạnh đó tại Hội thi đã diễn ra một hội thảo chuyên đề thảo luận về các giải pháp phát triển giống trong thời gian tới; Ai cũng cho rằng việc đẩy nhanh nâng cao tỷ lệ TTNT bò là một biện pháp tích cực, hiệu qủa nhất để nâng cao năng xuất trong chăn nuôi bò; Tại đây ông cũng được chứng kiến nhiều nhà khoa học, nhất là phòng Kinh tế các huyện đánh giá việc triển khai công tác TTNT tại cơ sở sở và việc xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất giống tại Hà Nội để cung cấp cho các tỉnh, thành; Thật sự những người hành nghề như ông vô cũng phấn khởi vì đó chính nền tảng cho sự phát triển chăn nuôi bò trong tương lai.

Nét mới nữa tại Hội thi này ông Thi cũng cho rằng đó là đội ngũ dẫn tinh viên hiện đang được trẻ hóa, đa số những người lọt vào vòng chung kết là cán bộ trẻ nhưng đều có tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cao với hàng trăm ca/tháng như chị Huệ (Mỹ Đức), anh Hòa (Ba Vì), Anh Vũ (Gia Lâm); Đây cũng chính là một động lực đề nghề TTNT phát triển bền vững; Hỏi ông lần thi tới liệu ông có tham gia tiếp không, ông cười vui nói rằng năm nay tôi cũng ở tuổi trên 60 rồi nhưng vẫn thích đi thi nhưng có lẽ lần sau sẽ không đuổi kịp lớp trẻ vì ông hiểu nghề kỹ thuật thì kinh nghiệm thôi chưa đủ, phải có sức khỏe trình độ và sự sáng tạo nữa mới thành công; Chúng tôi cũng luôn tin ở điều đó như vậy nghề “bắn tinh bò” chắc chắn có bước tiến mạnh trong tương lai;

Vậy bên cạnh cái được còn nhưng điều chưa được về Hội thi, ông Thi cũng mạnh dạn cho rằng cần phải tổ chức sâu hơn nữa tại các huyện thị xã nhất là ở các vùng sâu vùng xa trung tâm Thành phố thực tế những nơi đó còn thiếu cán bộ, tỷ lệ người dân chưa cao; Khi có các cuộc thi như thế này sẽ là một cuộc tuyên truyền vận động lớn đến với các cấp các ngành cũng như người dân; Về nội dung có thêm nhiều hơn phần xử lý các tình huống tại cơ sở để lớp cán bộ trẻ có thêm kinh nghiệm với nghề;

Hội thi khép lại với nhiều cảm xúc vui vì ông Thi cũng như 90 dẫn tinh viên hiện đang hoạt động trên địa bàn Thành phố thêm một lần được các cấp các ngành và người dân quan tâm hơn cả về vật chất và đời sống tinh thần; Họ đều có một mong muốn Hội thi tay nghề này nên 02 năm tổ chức một lần; Có thêm tổ chức Hội thi “Dẫn tinh viên giỏi” cấp huyện để thêm nhiều người dân biết về lợi ích của công tác TTNT, biết về nghề “ bắn tinh bò”; Đay cũng chính là tiền đề để chăn nuôi bò trên địa bàn TP Hà Nội có bước tiến mới trong thời gian tới./.

 

                                                    Nguyễn Ngọc Sơn-PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

Trung tâm phát triển chăn nuôi

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4834
Tổng lượng truy cập: 22313801