Kinh nghiệm nâng cao khả năng sinh sản trong chăn nuôi bò
Thời gian gần đây nhiều người chăn nuôi bò sữa, bò thịt sinh sản phản ảnh tỷ lệ bò cái đến kỳ động dục nhưng không thấy biểu hiện động dục hoặc nhiều trường hợp bò thụ tinh nhân tạo (TTNT) nhưng không có chửa (đậu thai) làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi;

 Thông thường bò sau đẻ 02 tháng có biểu hiện động dục trở lại, thời gian mỗi chu kỳ động dục trở lại tùy trường hợp cụ thể nhưng trung bình là 21 ngày, thời gian mang thai của bò trung bình 280 ngày; Khi bò dẻ sau 02 tháng không thấy bò động dục trở lại hoặc khi cho bò phối giống qua một chu kỳ 21 ngày thấy bò động dục trở lại thì coi đó là bò có hiểu hiện chậm động dục; bò có biểu hiện không bình thường về khả năng sinh sản cần phải có biện pháp khắc phục;

Về nguyên nhân có nhiều song có một số nguyên nhân chủ yếu như thời tiết khi hậu thay đổi đột ngột trong thời gian bò đang có biểu hiện động dục, có thể do thời tiết quá nắng nóng hoặc quá rét sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng động dục của bò; Do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém, dinh dưỡng mất cân đối, do bò không được vận động thường xuyên; Một nguyên nhân hay gặp hơn là bò bị mắc các chứng bệnh liên quan đến bộ máy sinh dục  như viêm tử cung, viêm âm đạo, u nang buồng trứng, thể vàng tồn lưu … hoặc có thể do để bê trực tiếp bú mẹ quá dài ngày mà không áp dụng biện pháp tách bê nuôi riêng, không cai sữa cho bê

 Một số kinh nghiệm  nâng cao khả năng sinh sản, khắc phục các trường hợp bò bị chậm động dục, chậm sinh  như sau:

Trước hết phải kiểm tra, xem xét kỹ để phát hiện đúng là bò không động dục thực sự hay bò vẫn động dục (động dục ngầm) mà không phát hiện ra các biểu hiện động dục; Nhiều trường hợp cá thể bò có động dục nhưng không biểu hiện dấu hiệu rõ ràng nhất là ở bò sữa vì vậy người chăn nuôi dễ nhầm giữa bò động dục và bò không động dục;

Khi phát hiện chính xác bò rơi vào trạng thái bệnh lý không động dục hoặc chậm động dục thì áp dụng ngay biện pháp tách bê con không cho bú mẹ; với bê con dùng thức ăn, sữa thay thế để nuôi bê; Khi tách bê cũng nên tách dần dần trong một vài ngày để bò mẹ không rơi vào trạng thái khủng hoảng khi bị tách con; Tăng cường chế độ chăm sóc nuôi dưỡng thông qua việc cho ăn uống đầy đủ trong đó tăng cường thức ăn thô xanh, giảm lượng thức ăn tinh; Bổ sung một số thức ăn xanh như cho ăn mầm mạ bằng phương pháp ngâm thóc ủ để nẩy mầm cho bò ăn trực tiếp; Bổ sung khoáng chất cho bò ăn Vitamin ADE, một số Pemix, khoáng chất kèm theo thức ăn thô xanh;

Tăng cường cho bò vận động, nên chăn thả ngoài bãi để bò tiếp súc trực tiếp  với bầy đàn bò khác, kể cả với bò đực giống nhằm giúp bò tăng tiết hoocmon sinh dục; Kiểm tra bộ máy sinh dục của bò nếu phát hiện bệnh thì phải tiến hành điều trị kịp thời; Với bò biểu hiện bệnh sinh sản có một số biểu hiện dễ quan sát như thấy bò ngứa ngáy, có thể có chất bẩn dính ở phần âm môn của bỏ, có dịch dỉ viêm chảy ra từ âm đạo, bò có biểu hiện đau, khó chịu hay ngoảnh đầu về phía sau; Khi phát hiện biểu hiện như vậy phải báo cán bộ chuyên môn can thiệp; Nhẹ thì có thể dùng viên đặt tử cung hoặc cho bò ăn uống tốt bò sẽ khỏi trong vài ngày, bệnh nặng phải can thiệp bằng kháng sinh và các loại thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sinh sản;

Bên cạnh các biện pháp trên cần thường xuyên quan sát phát hiện bò có những chuyển biến tốt hoặc không tiến triển để thay đổi phương thức hỗ trợ, can thiệp cho bò; Các biện pháp trên nên phối hợp áp dụng đồng bộ thì hiệu quả khỏi bệnh sẽ cao, bò nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường;

Rất mong người chăn nuôi quan tâm áp dụng tốt những kinh nghiệm trên để nâng cao khả năng sinh sản cho bò sữa, bò thịt góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.

Nguyễn ngọc sơn-PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

Trung tâm phát triển chăn nuôi

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5931
Tổng lượng truy cập: 22200523