Kết quả thực hiện Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư năm 2011- 2012
Sau khi thí điểm thực hiện việc phát triển chăn nuôi bò sữa theo vùng từ năm 2008 đến 2010 tại thành phố Hà Nội thành công, nhận thấy rằng với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của Hà Nội thì việc phát triển chăn nuôi theo vùng và phát triển chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư là xu hướng phát triển cũng là hướng đi tất yếu để xây dựng một ngành chăn nuôi hiện đại phù hợp với Thủ đô. Do vậy, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tham mưu đề xuất Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và phát triển chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011- 2015 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 2801/QĐ-UBND ngày 17/6/2011.

Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay công tác phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư đã hình thành rõ nét, phù hợp với từng đối tượng vật nuôi đồng thời huy động được các nguồn lực đầu tư vào phát triển chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội.

Phát triển được 10 xã chăn nuôi bò sữa trọng điểm. Đến nay, tổng đàn bò sữa ở 10 xã trọng điểm đạt 8.770 con, chiếm 80,1% đàn bò sữa toàn Thành phố (10.941 con), số hộ chăn nuôi bò sữa là 2.438 hộ, quy mô chăn nuôi là 3,59 con/hộ, sản lượng sữa đạt 70,5 tấn/ngày, chiếm 75,48% tổng sản lượng sữa thành phố Hà Nội (93,4 tấn/ngày); so với mốc xây dựng Chương trình đàn bò sữa tăng 2.560 con, tăng 269 hộ nuôi, quy mô chăn nuôi/hộ tăng 0,79 con, tăng 24,4 tấn sữa/ngày, đã tạo ra giá trị tăng thêm từ bò sữa và sữa là 209,272 tỷ đồng.
       Phát triển 10 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm gồm xã Lệ Chi, Văn Đức (Gia Lâm); Tự Lập (Mê Linh); Minh Trí (Sóc Sơn), Lam Điền (Chương Mỹ); Kim An (Thanh Oai), Đông Yên (Quốc Oai), Minh Châu (Ba Vì), Thượng Cốc (Phúc Thọ), Đồng Tâm (Mỹ Đức), hiện có 13.692 con bò thịt, bò sinh sản chiếm 10% tổng đàn bò thịt toàn Thành phố. Đưa 02 giống bò mới là Brahman và Drougmaster vào lai tạo với bò cái nền laisind giúp giảm chi phí mua bò đực giống, chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, chuồng trại, quản lý bò đực giống, tăng giá trị kinh tế trong chăn nuôi (thu từ bán bò thịt tăng từ 2 -2,5 triệu đồng/con, bán giống 1,5 – 2,5 triệu/con so với giống bò địa phương, bò Laisind).
Đã hình thành nhiều vùng, xã chăn nuôi lợn trọng điểm như: xã Cổ Đông thị xã Sơn Tây với 15 trại nuôi 2.070 lợn nái, 68 trại nuôi 124.000 lợn thịt; vùng chăn nuôi lợn xã Vạn Thái, xã Sơn Công huyện Ứng Hòa với 16 trại nuôi 1.321 lợn nái, 17 trại nuôi 7.440 lợn thịt; vùng chăn nuôi lợn xã Phúc Lâm, Hợp Thanh huyện Mỹ Đức với 10 trại nuôi 370 lợn nái, 9 trại nuôi 1.400 lợn thịt; xã Liên Hà huyện Đông Anh với 4 trại nuôi 140 lợn nái, 8 trại nuôi 1.540 lợn thịt.
Đã hình thành nhiều vùng, xã chăn nuôi gia cầm trọng điểm như: xã Lam Điền có 48 hộ công xuất nuôi 210.000con/lứa, Thanh Bình (Chương Mỹ) có 61 hộ nuôi 278.000con/ lứa, Ba Trại (Ba Vì) có 143 hộ nuôi 681.400 con/ lứa, Cổ Đông (Sơn Tây) có 63 hộ nuôi 537.000 con/ lứa.
+Số trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư là 722 trại với số lợn là 284.633 con chiếm 18,7% tổng đàn lợn toàn thành phố (1,52 triệu con). So với mốc xây dựng Chương trình tăng 250 trại, 129.633 con, tỷ lệ chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư so với tổng đàn toàn thành phố tăng 9,1%. Diện tích bình quân cho một trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư hiện nay trên 1 ha/trại. Trại chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư tập trung tại các huyện: Ứng Hoà, Mỹ Đức, Sơn Tây, Ba Vì, Quốc Oai, Thanh Oai, Gia Lâm.
+Số trại chăn nuôi gà ngoài khu dân cư là 1.153 trại, tổng đàn 4.630.469 con chiếm 25,8% tổng đàn gà toàn Thành phố (17,9 triệu con), trong đó có 925 hộ chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư với tiêu chí là có từ 1.000 gà đẻ, 2.000 gà thịt trở lên với 335 hộ gà đẻ/1.268.704 con, 590 hộ gà thịt/2.909.393 con. So với mốc xây dựng Chương trình tăng 607 trại, 1.747.469 con, tỷ lệ chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư so với tổng đàn toàn thành phố tăng 12%.
Thông qua triển khai thực hiện chương trình đã Tư vấn cho hàng trăm hộ chăn nuôi có nhu cầu mở rộng quy mô chăn nuôi và đầu tư chuyển đổi chăn nuôi thương phẩm sang sản xuất con giống. Đã thu hút, liên kết được nhiều doanh nghiệp để đầu tư, hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Như Công ty cổ phần sữa Quốc tế hỗ trợ cho dân vay với lãi xuất là 0%, Công ty cổ phần Tiên Viên liên kết với các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn hình thành chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Một số đơn vị khác đang khảo sát để đầu tư chăn nuôi gia công các sản phẩm có giá trị kinh tế cao...
Từ hướng phát triển chăn nuôi trên sẽ là cơ sở để tổ chức liên kết theo chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn từ người chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi, chứng minh và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tiêu thụ trên thị trường góp một phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển ổn định bền vững...
                                          

                     Tạ Văn Tường

 

                                                Giám đốc Trung tâm PTCN Hà Nội

 

 admin   Trung tâm Phát triển chăn nuôi


BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4380
Tổng lượng truy cập: 22324563