Các giải pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

 

Đồng chí Nguyễn Đình Đảng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội kiểm tra công tác phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn quận Tây Hồ

Ngày 26 tháng 10 năm 2023, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2024 với mục đích: Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chng dịch bệnh gia súc, gia cầm; Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với phương châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời; kết hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi; phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật trong diện hẹp; đặc biệt đối với các bệnh mới xâm nhập và các biến chủng của vi rút gây bệnh; đảm bảo sản xuất chăn nuôi phát triển n định, bền vững bảo vệ sức khỏe nhân dân; Phát triển chăn nuôi, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm có kiểm soát, đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh và từng bước giảm chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ; đồng thời nâng cao chất lượng con giống, duy trì, bảo tồn và phát triển các giống bản địa hiệu quả cao trên địa bàn Thành phố.

Trong đó, Kế hoạch tập trung vào chín nội dung và các giải pháp cụ thể sau:

Về tuyên truyn, tập hun

Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới về chăn nuôi, thú y; cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thông tin kịp thời chính xác về tình hình, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật, nhng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sức khỏe, tính mạng của con người; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về thực hiện biện pháp phòng, chống dịch; kịp thời phát hiện, biểu dương gương điển hình về hoạt động phòng, chống dịch; phê bình các tổ chức, cá nhân, địa phương còn chủ quan trong thực hiện phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; tổ chức tuyên truyền chuyên sâu, trọng điểm về công tác tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người, các bệnh mới nổi; các chế độ, chính sách trong lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ; các quy định đối với người sản xuất, kinh doanh về hoạt động giết mổ; định hướng người tiêu dùng dần thay đổi thói quen, chuyển sang lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm soát về chất lượng; xây dựng phóng sự, in ấn tờ rơi, tài liệu, tập huấn… tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt tuyên truyền, tập huấn về biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các bệnh mới nổi và giải pháp quản lý chó nuôi tại các phường để tiếp tục xây dựng các quận thành vùng an toàn bệnh dại; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hệ thống thú y về giám sát, xác minh dịch bệnh, triển khai kế hoạch phòng, chng dịch bệnh gia súc, gia cầm; bồi dưỡng kiến thức thú y cho nhân viên chăn nuôi thú y cấp xã; tập huấn chuyên môn và các quy định của pháp luật về chăn nuôi và thú y đối với các đối tượng có liên quan.

Phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm

Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT. Thời gian thực hiện tổ chức 02 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn vật nuôi (Đợt 1: tháng 3-4/2024 và Đợt 2: tháng 9-10/2024). Hàng tháng tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi mới phát sinh, chưa được tiêm phòng hoặc đã hết miễn dịch. Tỷ lệ tiêm phòng đối với các bệnh bắt buộc tiêm phòng phải đạt trên 80% tổng đàn thuộc diện bắt buộc phải tiêm phòng và đối với bệnh dại chó, mèo phải tiêm phòng đạt trên 90% tổng đàn chó, mèo. Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đối với các loại vắc xin phải đạt trên 70%.Ngoài các loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng theo quy định, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn vật nuôi ngoài đối tượng được hỗ trợ vắc xin của Thành phố. Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng

Củng cố hệ thống giám sát, khai báo và thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm ở mỗi cấp, đảm bảo giám sát dịch bệnh tới tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi. Công khai các địa chỉ đ tiếp nhận thông tin khai báo dịch bệnh ở cấp xã, cấp huyện để người dân biết, chủ động cung cấp thông tin; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; duy trì đường dây tiếp nhận thông tin về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố (qua số điện thoại 024.33800115); chủ động lấy mẫu giám sát để dự tính, dự báo sớm dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi,... đặc biệt phải phân tích chuyên sâu để phát hiện sự biến chủng của mầm bệnh giúp định hướng sử dụng vắc xin và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, có hiệu quả. Khi có động vật ốm, chết, có dấu hiệu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải lấy mẫu xét nghiệm đxác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định; lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả bảo hộ của vắc xin và chỉ đạo công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi.

Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch

Thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý ổ dịch ngay khi mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng như tiêm phòng bao vây, khử trùng, tiêu độc khu vực có dịch, kiểm soát vận chuyển động vật cảm nhiễm và các sản phẩm của chúng ra, vào ổ dịch, xử lý động vật mẫn cảm trong ổ dịch,…; điều tra nguồn gốc phát sinh đối với các ổ dịch nhằm dự báo chiều hướng phát triển, lây lan để chủ động khoanh vùng khống chế; khi nghi ngờ có ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm phải thực hiện lấy mẫu gửi cơ quan xét nghiệm có thẩm quyền để xác định nguyên nhân gây bệnh, sự biến chủng, độc lực và tính chất khác của mầm bệnh giúp dự tính, dự báo và xử lý ổ dịch có hiệu quả.

Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường

Thực hiện vệ sinh khử trùng, tiêu độc theo quy định tại Phụ lục 8 (hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc) Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các dịch cũ, các cơ sở chăn nuôi, giết m, sơ chế, chế biến, vận chuyn, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn Thành phố (dự kiến 04 đợt/năm). Đồng thời, bổ sung các đợt vệ sinh tiêu độc khi có dịch bệnh truyền nhiễm nguy him; phát động Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, kinh doanh, giết mổ động vật, sản phẩm động vật và các đối tượng có liên quan thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh,...

Quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm

Triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng quy định của Luật Thú y năm 2015, Luật Quy hoạch năm 2017 và các văn bản liên quan về công tác quy hoạch giết mổ, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 17/02/2020 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội; từng bước đưa các hộ, điểm giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ tại các khu giết mổ tập trung trong Mạng lưới cơ sở giết mổ đã được UBND Thành phố phê duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ đủ điều kiện theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 về sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 28/2022/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của UBND Thành phố ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý về An toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm; tạo điều kiện, hỗ trợ theo quy định các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp sử dụng dây chuyền giết mổ hiện đại, thân thiện với môi trường và gắn với chế biến.

Quản lý công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y và hành nghề thú y; quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật. Kiểm dịch chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn Thành phố. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật và Đội kiểm dịch động vật lưu động. Xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y theo quy định; quản lý chặt chẽ hoạt động hành nghề thú y, đảm bảo việc hành nghề đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về hành nghề thú y làm lây lan dịch bệnh hoặc hành nghề trái phép; thực hiện công tác quản lý chăn nuôi, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo các quy định của pháp luật; rà soát, thống kê, lập danh sách các cơ sở chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn Thành phố; tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và đánh giá phân loại các cơ sở kinh doanh, sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, thuốc thú y trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.

Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; duy trì việc quản lý và các hoạt động chuyên môn nhằm đảm bảo các điều kiện của vùng an toàn dịch bệnh dại tại các quận đã được Cục Thú y công nhận; tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo và quản lý đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn các quận tiến tới xây dựng toàn bộ các quận thành vùng an toàn bệnh Dại trước năm 2025.

Thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thú y

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc quản lý, sử dụng vật tư, vắc xin, hóa chất và kiểm tra, đánh giá các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và hành nghề thú y theo phân công, phân cấp để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm; thành lập các đoàn thanh, kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mtrên địa bàn Thành phố đkịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm; phối hợp với các tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, đặc biệt kiểm soát việc vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm lưu thông trên địa bàn Hà Nội. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Lê Thị Nương - Chi cục Chăn nuôi và Thú Y Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 7478
Tổng lượng truy cập: 22099279