Chủ động phòng, chống dịch bệnh
Chiều 25/7, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh TP đã họp về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì hội nghị.

 6 tháng đầu năm 2014, toàn thành phố ghi nhận 1.677 trường hợp sởi dương tính, 14 trường hợp tử vong, bệnh nhân nằm rải rác ở 390/584 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Song đến nay, dịch sởi đã được dập tắt và không ghi nhận thêm ca mắc mới. Riêng bệnh Viêm não Nhật Bản, ghi nhận 21 trường hợp, đến nay chỉ còn 1 ca mắc/tuần. Trong tháng 6 và tháng 7, thành phố tập trung tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho 104.646 trẻ từ độ tuổi 1 - 3 tuổi. Đồng thời, triển khai tiêm đạt tỷ lệ cao các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

 
Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết Dengue lại có chiều hướng gia tăng. Từ cuối tháng 6 đã xuất hiện 8 ổ dịch tại 8 xã, phường của 7 quận, huyện. Riêng ổ dịch tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy có số ca mắc nhiều nhất là 8 ca. Tổng số ca mắc sốt xuất huyết Dengue là 115 ca, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm 2013. Ngành Y tế cũng đã tổ chức các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. Trong đó, 100% xã, phường trọng điểm được triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy. Kết quả, kiểm tra 114.547 hộ gia đình và 13.300 ổ bọ gậy được loại bỏ, thả 20.540 con cá, 1.191 lọ Abate diệt bọ gậy. Tổ chức chiến dịch phun hóa chất diện rộng vào tháng 5 và tháng 6 với 31.163 hộ gia đình…
 
Một số bệnh dịch mùa hè khác có số ca mắc bệnh giảm trong vòng 2,3 tuần trở lại đây phải kể đến các bệnh như: Thủy đậu có 1.448 trường hợp và cũng đã giảm mạnh trong những tuần gần đây; Chân tay miệng có 623 trường hợp, giảm 41,9% so với cùng kỳ năm ngoái; Bệnh dại 3 ca mắc. Đặc biệt, các bệnh như Cúm A, Hội chứng hô hấp Trung Đông, tả, thương hàn chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh…
 
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, 7 nhóm bệnh cơ bản đã giảm, một số giảm mạnh trong tháng 6. Có được kết quả này, phải kể đến sự chủ động, phát hiện dịch bệnh kịp thời của ngành Y tế. Sự vào cuộc của các quận, huyện và tuyên truyền đúng đắn của các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch, mặc dù công tác phòng, chống dịch bệnh đã đạt được một số kết quả tốt nhưng toàn thành phố vẫn cần tập trung cao độ, tránh chủ quan, thiếu đề phòng. Chủ trương của thành phố là chủ động, quyết liệt trong công tác phòng, chống bệnh dịch, dứt khoát không để lặp lại tình trạng tương tự như dịch sởi vừa qua. Phó Chủ tịch yêu cầu ngành y tế bám sát tình hình dịch bệnh, có giải pháp kịp thời (tiêm vắc xin, phun thuốc) xử lý những nơi có nguy cơ cao xuất hiện bệnh mùa hè; tái kiểm tra những nơi từng có ổ dịch, khoanh vùng, dập dịch, giám sát chặt chẽ không để dịch bùng phát trở lại; đảm bảo đáp ứng đầy đủ trang thiết bị, vật tư; cung cấp thông tin đầy đủ cho lãnh đạo các quận, huyện về diễn biến dịch bệnh; đồng thời chỉ đạo các bệnh viện tiếp tục phân tuyến, phân luồng, thực hiện đúng các quy trình để tránh lây chéo. 
 
Đối với các ngành khác, cần phối hợp với ngành y tế trong việc tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh phẩm, trong đó có thức ăn đường phố, chất lượng nguồn nước. Các quận, huyện nắm rõ đối tượng, rà soát các đối tượng ở các khu đô thị, nhà trọ, các khu giáp ranh để kiểm soát tốt diễn biến dịch bệnh. Các phương tiện thông tin đại chúng chủ động tuyên truyền lợi ích của việc phòng, chống dịch bệnh để người gian tham gia tích cực hơn nữa; công khai kết quả kiểm tra về tình hình dịch bệnh trên báo, đài…
 

 

HANOIPORNTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 292
Tổng lượng truy cập: 22313801