Điểm nhấn: Phát triển chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014 tại Hà Nội
Trong 06 tháng đầu năm được sự quan tâm của các cấp các ngành, đàn gia súc gia cầm có bước phát triển tốt, hiệu quả; Tổng đàn bò toàn TP hiện có 142.155 con (bò thịt 128.501 con/78.570 hộ, bò sữa 13.654 con/3.154 hộ). Tổng đàn lợn có 1.415.410 con/172.753 hộ. Tổng đàn gia cầm có 18.772.424 con/163.008 hộ. Đàn gia súc, gia cầm được nâng cao rõ rệt về chất lượng. Sản lượng chăn nuôi đạt 18.000 tấn sữa tươi; thịt hơi xuất hơi xuất chuồng các loại đạt 190.000 tấn; Sản lượng trứng đạt 500 triệu quả; Lợn giống đạt 1,5 triệu con, gia cầm giống đạt 30 triệu con;

Công tác phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư tiếp tục được triển khai có hiệu quả với 12 xã chăn nuôi bò sữa với trên 11 ngàn con chiếm 80,2% tổng đàn bò sữa toàn TP, 15 xã trọng điểm hiện có 22.032 con/11.378 hộ chiếm 17,1% tổng đàn bò thịt toàn TP; Đàn lợn 13 xã trọng điểm với159.771 con, có 716 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, tăng 19 trại đạt 99,4% kế hoạch; Đàn gia cầm tại 29 xã trọng điểm với 5.195.453 con; có 2.441 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư/6.320.991 con;  

Công tác lai tạo sản xuất và quản lý giống được làm tốt với tổng số ca TTNT đạt 20.822 lượt, nghiệm thu 11.250 bê sinh ra, phối tinh bò BBB là 5.346 con, đã nghiệm thu được 3.750 bê sinh ra;; Chất lượng bê sinh ra từ TTNT được người chăn nuôi đánh giá cao về ngoại hình cũng như trọng lượng. Khối lượng bê cao hơn bê sinh ra từ nhảy trực tiếp từ 2 – 4 kg. Bê sinh trưởng nhanh, bán giá cao hơn bê nhảy trực tiếp từ 2 - 3 triệu đồng/con cùng lứa tuổi. Ước tính hiệu quả kinh tế từ chương trình hỗ trợ công tác lai tạo giống bò thịt trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt trên  50 tỷ đồng. Do làm tốt công tác TTNT bò đã đẩy nhanh chương trình cải tiến giống và nâng cao năng xuất mang lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi;

Công tác giêt mổ đến nay đã có những chuyển biến tích cực đáp ứng gần 30% thịt gia súc gia cầm được giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp. Các huyện thị xã đang tích cực triển khai Quy hoạch giết mổ theo quyết định 5791/QĐ-UBND của UBND Thành phố; Xây dựng Đề án Quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020 đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai thí điểm phương án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm Foodex (thị trấn Phùng). Đến nay Công ty đã thực hiện dự án đầu tư hạng mục xử lý chất thải, xây dựng mới khu giết mổ trâu bò và khu giết mổ lợn tập trung bán công nghiệp trên diện tích còn lại (Diện tích 4.000 m2, dự kiến công suất giết mổ 500-600 con/ngày) để huyện thực hiện phương án cấm giết mổ nhỏ lẻ, đưa vào giết mổ tập trung tại cơ sở.

Công tác tư vấn, xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ mới song đến nay, đã tư vấn, xây dựng được 17 chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm với 3.429 thành viên tham gia; tổng cộng có 30 điểm giao dịch, 1.313 đại lý, điểm tiêu thụ sản phẩm. Trung bình mỗi ngày, các chuỗi liên kết tham gia tiêu thụ 392 ngàn quả trứng; 22,35 tấn thịt lợn; 10,75 tấn gia cầm, 150kg thịt bò, 100 tấn sữa.

Về chuyển giao kỹ thuật đã giúp hộ chăn nuôi thử nghiệm thành công phương pháp thụ tinh nhân tạo gà; Xây dựng thành công mô hình lợn thức ăn sinh học và ký kết bao tiêu sản phẩm với giá xuất chuồng cao hơn giá thị trường 10%; Tiếp tục tư vấn mô hình sản xuất, chế biến thức ăn TMR (Total Mixed Ration); Tư vấn cho các doanh nghiệp (Foodex, Mr Sạch) và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm dần chuyển sang việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đông lạnh và thịt mát; Bên cạnh đó làm tốt công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ KHKT với hàng ngàn lượt người dân được đào tạo tập huấn chuyển giao các quy trình kỹ thuật chăn nuôi;

Tiếp tục triển khai các nội dung còn lại của công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong 06 tháng đầu năm. Sau 2 năm triển khai tại 02 huyện Chương Mỹ (BH lợn) Ba Vì (BH bò sữa, lợn) có tổng số hộ đã tham gia 2.912 hộ (hộ nghèo chiếm 27,47%, cận nghèo 9,38 %, hộ thường 63,15 %/tổng số hộ tham gia bảo hiểm). Tổng đàn lợn tham gia bảo hiểm 23.964 con; tổng đản bò sữa tham gia bảo hiểm 1.352 con; tổng phí bảo hiểm 5.156.184.000 đồng. BCĐ  đã có bài học kinh nghiệm báo cáo BCĐ Trung ương tổng kết, trình Chính phủ thực hiện BHNN trong thời gian tới;

Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, 06 tháng đầu năm 2014 chăn nuôi trên địa bàn TP còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn cao (trên 50 %); Chăn nuôi có hiệu quả nhưng chưa mạnh, chưa đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng Thủ Đô, nhất là về bò thịt hiện vẫn còn nhập từ nước ngoài vào nhiều; Số lượng gia súc gia cầm tiêu thụ chưa được kiểm soát còn cao, hiện trên địa bàn TP còn nhiều điểm giết mổ nhỏ lẻ (trên 2 ngàn điểm/toàn TP); Về công nghệ chăn nuôi việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi còn chậm, bên cạnh đó chậm đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để đưa công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất nâng cao năng xuất chăn nuôi; Việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất chăn nuôi là rất phù hợp với xu hướng phát triển chăn nuôi bền vững song mới là khởi điểm, chưa đề xuất kịp thời các giải pháp, chính sách để đẩy nhanh tiến độ triển khai đáp ứng yêu cầu sản xuất; Trong chăn nuôi hiện giá thành còn cao, việc quản lý đầu vào, đầu ra sản phẩm, thức ăn chăn nuôi còn hạn chế;

Để chăn nuôi thời gian tới phát triển hiệu quả, bền vững, những giải pháp phát triển chăn nuôi 06 tháng cuối năm 2014 và thời gian tới đó là:  Tiếp tục thực hiện chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, đảy nhanh tiến độ thực hiện phát triển chăn nuôi trang trại, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ; Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi đặc biệt đẩy nhanh việc sử dụng dụng cụ, trang thiết bị tiên tiến nhằm giảm chi phí đầu vào nâng cao năng xuất trong chăn nuôi; Đổi mới chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người chăn nuôi, tập trung nội dung về tổ chức sản xuất, quản lý chăn nuôi và thực hành để người dân dễ hiểu và áp dụng nhanh, hiệu quả;

Về chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục đánh giá hiệu quả, nghiên cứu đề xuất các chính sách phù hợp. Trong triển khai sẽ đảm bảo lợi ích giữa các bên, người chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm, thu hút các doanh nghiệp hướng tới cần bằng lợi ích. Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội là một khâu trong chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giúp các bên xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm chăn nuôi có nguồn gốc xuất xứ; Phối hợp tốt với các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để tranh thủ sự giúp đỡ việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;

Tập trung nâng cao số cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp đảm bảo vệ sinh thú y để giảm nhanh các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; Phối hợp các ngành, đơn vị liên quan làm tốt công tác kiểm soát giết mổ đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đảm bảo lợi ích người tiêu dùng;

Tăng cường tuyên truyền để người dân sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh thú y, rõ nguồn gốc xuất sứ; Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong việc xây dựng vùng phát triển giống gia súc gia cầm, vùng nguyên liệu thực phẩm và thực hiện tốt việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm;

Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của các cấp, các ngành, sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chuyên môn cùng sự đồng thuận cao của  người chăn nuôi chắc chắn chăn nuôi của TP Hà Nội trong thời gian tới sẽ có bước chuyển biến tích cực./.

                                                       Nguyễn Ngọc Sơn-PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội

Trung tâm PT chăn nuôi Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 292
Tổng lượng truy cập: 22313801