Cần khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm ( 24/06/2014)
Vấn đề dẹp bỏ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) nhỏ lẻ trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường đã được thành phố chỉ đạo thực hiện nhiều năm nay. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số quận, huyện chưa quyết liệt vào cuộc, trong khi tiến độ triển khai các dự án giết mổ tập trung lại chậm trễ do nhiều vướng mắc.

 

\"\"
Một điểm giết mổ gia súc, gia cầm theo phương pháp công nghiệp
 
Theo số liệu của Sở Công thương, ước tính nhu cầu sử dụng thịt gia súc gia cầm của Hà Nội năm 2013 là 272.00 tấn, 745,2 tấn/ngày, trong đó thịt trâu bò là 30.783 tấn, 4,3 tấn/ngày, thịt lợn là 179.652 tấn, 492,2 tấn/ngày, thịt gia cầm là 61.565 tấn, 168,7 tấn/ngày. Như vậy, sản phẩm chăn nuôi sản xuất đáp ứng phần lớn cho tiêu dùng của Hà Nội, trong khi đó việc xây dựng cơ sở giết mổ đảm bảo yêu cầu về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế. Có đến 70% trong số thực phẩm trên được giết mổ tại các hộ gia đình, điểm giết mổ thủ công không đảm bảo vệ sinh ATTP, không được kiểm soát về thú y, dịch bệnh.

Tại hội nghị giao ban đánh giá về hoạt động này, ông Nguyễn Hồng Yên, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, huyện đã được thành phố phê duyệt khu giết mổ GSGC từ năm 2012 với diện tích khoảng 4,4ha. Tuy nhiên, hiện nay, mới có 1 tỷ đồng được chi cho khâu chuẩn bị đầu tư. Năm 2014, huyện đã xây dựng phương án, họp dân để thành lập HTX giết mổ tập trung nhưng đến nay chưa được cấp vốn (khoảng 35 tỷ đồng) để triển khai xây dựng dự án. Nếu thành phố bố trí kinh phí để GPMB và đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu thì đến năm 2015 sẽ tiến hành xây dựng và hoàn thiện đưa vào khai thác sử dụng.
Ông Nguyễn Hữu Tùy, chủ đầu tư dự án giết mổ gia cầm tập trung tại huyện Ứng Hòa cho biết, huyện có số lượng GSGC lớn, đặc biệt có sản phẩm truyền thống là “vịt cỏ Vân Đình”. Để phát huy được giá trị này, hiện nay, Công ty đã lên phương án xây dựng nhà máy giết mổ với công suất 1.500 đến 2.000 con/ngày đêm, quy mô 3.000 m2. Tuy nhiên, hiện vẫn còn vướng mắc về thủ tục đầu tư dự án, GPMB... làm thay đổi thời giá, tăng chi phí đầu tư...

Bên cạnh những hạn chế trong công tác đầu tư xây dựng mới các nhà máy giết mổ ở các huyện ngoại thành, một số công ty được thành phố đầu tư hỗ trợ sớm, đã hoạt động được một vài năm gần đây cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động. Công ty TNHH Minh Hiền tại khu công nghiệp Bích Hòa - huyện Thanh Oai, đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng cơ sở giết mổ tập trung nhưng hiện nay mới có 27 hộ giết mổ nhỏ lẻ tham gia hoạt động. Đơn vị này còn khoảng 20 ô bỏ không. Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Công ty cho biết, chủ trương đưa các điểm giết mổ vào khu công nghiệp nhưng “chính quyền địa phương làm thiếu quyết liệt nên cứ dẹp chỗ này, các hộ giết mổ nhỏ lẻ lại chạy sang chỗ khác”. Thực tế cho thấy vẫn còn nhiều điểm giết mổ nằm ở ngay các khu dân cư như: ở phường Dương Nội, Trung Văn, Văn Quán quận Hà Đông hay ở quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm…

Để giải quyết cho bài toán này, theo góp ý của Bà Lê Thị Loan, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, trong tình hình ngân sách đang khó khăn, việc rà soát lại quy hoạch về điểm giết mổ tập trung là hết sức cần thiết, để tạo sự đầu tư tập trung và có lộ trình phù hợp. Cần quan tâm đầu tư vào những khu giết mổ đã được xây dựng mà mới hoạt động được một phần công suất. UBND các huyện cần quan tâm hơn nữa đến doanh nghiệp, chính sách ưu đã tập trung hỗ trợ theo Quyết định 16 của UBND thành phố. Bà Loan cũng gợi ý nên có chính sách hỗ trợ làm điểm ở một số doanh nghiệp lớn, sau đó sẽ đánh giá và nhân rộng ra các đơn vị khác.

Trước những ý kiến này, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt cho rằng, công tác thực hiện quy hoạch về giết mổ GSGC còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi cũng như nhu cầu thị trường, hiệu quả quản lý nhà nước còn yếu. Về việc chưa đưa cơ sở giết mổ GSGC nhỏ lẻ vào khu tập trung, Phó Chủ tịch lưu ý việc thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi có cở sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh môi trường. Như các điểm giết mổ ở quận Hà Đông vẫn còn nằm ngay trong khu dân cư, điều này không chỉ làm mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các khu giết mổ tập chung, hoạt động giết mổ công nghiệp đầu tư không được sử dụng, lãng phí nguồn lực xã hội đầu tư vào các nhà máy.

Phó Chủ tịch yêu cầu các huyện cần chú trọng công tác quy hoạch, thu hồi đất, làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng để tạo điều kiện đẩy nhanh thời gian giao đất cho doanh nghiệp. Phải xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Tạo chuổi khép kín, từ vùng nguyên liện, chế biến, xây dựng thương hiệu để khách hành, người tiêu dùng nhận diện được thực phẩm sạch. 

Trong thời gian tới, các sở, ngành cần tâp trung xây dựng một số dự án, cùng với doanh nghiệp giải quyết thủ tục hành chính, hướng dẫn cơ chế chính sách từng bước tháo gỡ khó khăn, đồng thời, cần tổ chức cho các đơn làm công tác giết mổ gia súc gia cầm đi tham quan, tuyên truyền, tập huấn. Phấn đấu tập trung vào một số dự án lớn để hoàn thiện sớm tạo ra thực phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng. Ngoài việc học tập các mô hình ở các tỉnh thành phố khác, Trung tâm xúc tiến thương mại của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tìm ra những điểm tiêu thụ và quảng bá hình ảnh sản phẩm giết mổ sạch cho người dân.

 

 
HANOIPORTAL

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1893
Tổng lượng truy cập: 22313801