Gương điển hình tiên tiến: Anh Thiện “Bò sữa”
Đến xã Phượng Cách (huyện Quốc Oai – TP Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi bò sữa sẽ được mọi người nơi đây chỉ ngay ra khu chăn nuôi có tên gọi “Khu 26 ha”. Người được nhắc đến nhiều và hầu như người dân trong khu vực ai cũng biết là “Anh Thiện – Bò sữa” bởi anh là người đi đầu đưa bò sữa ra khu chăn nuôi tập trung.

 Gặp anh, cảm nhận đầu tiên thấy anh có lòng đam mê, tâm huyết thực thụ với con bò sữa. Anh kể ngay cải thủa “hàn vi vào nghề” bò sữa từ năm 2002 đầy gian nan vất, bắt đầu từ 2 con, 3 con rồi 4 con nuôi ngay tại gia đình. Nuôi được 3 năm thì khủng hoảng bò sữa ập đến tưởng chùng như không trụ nổi, nào giá sữa quá rẻ phải đi bán rong từng lít sữa một vì không có nơi tiêu thụ sữa ổn định. Nào nuôi ngay trong gia đình thì quá trật trội, việc sử lý môi trường bằng nhiều cách, nhiểu kiểu nhưng không sao tránh hết mùi hôi từ phân bò trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe người trong gia đình và hàng xóm xung quanh. Bên cạnh đó còn phải lo việc tạo nguồn thức ăn xanh cho bò phải đi trồng cỏ xa, rất khó tận dụng các phế phụ phẩm làm thức ăn cho bò. Trong quá trình nuôi thủa ban đầu còn thiếu kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm nên thường xảy ra dịch bệnh. Năm 2008 gia đình anh cũng không tránh được những ảnh hưởng về sữa nhiễm Melamin việc tiêu thụ sữa đã khó lại càng khó vậy nên hiệu quả chăn nuôi  không cao. Vất vả là vậy song với lòng kiên trì và đam mê, anh vẫn kiên trì theo đuổi. Năm 2009, bước ngoặt trong nuôi bò sữa đối với gia đình anh cũng như một số hộ xung quanh là xã quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, trong đó có khu nuôi bò sữa Vạn Dâu với 26 ha (giờ đây người dân quen gọi là khu 26ha). Bên cạnh đó anh được nhiều cơ quan chuyên ngành quan tâm, hướng dẫn, động viên, chia sẻ, đặc biệt Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội chọn gia đình anh để xây dựng mô hình điểm. Anh được đào tạo, tập huấn kỹ thuật cơ bản nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư tăng đàn và mở rộng chuồng trại để chăn nuôi. Sau gần 05 năm ra khu chăn nuôi tập trung, bắt đầu từ 05 con đến nay tổng đàn anh đã có 26 con trong đó thường xuyên có trên 50 % số bò trong giai đoạn khai thác sữa. Việc tiêu thụ sữa được thuận lợi thông qua trạm Phát triển chăn nuôi Quốc Oai và các Công ty thu mua sữa nên hàng năm anh có kế hoạch tăng đàn một cách rất hợp lý vừa phù hợp điều kiện kinh tế vừa đảm bảo phát triển bền vững.

          Hỏi về kinh nghiệm, anh cho biết trước hết về con giống, gia đình anh có kế hoạch sản xuất giống tại chỗ, gần như số bò đẻ ra những năm qua anh giữ lại nuôi nên đã hạn chế tối đa về dịch bệnh. Về chăm sóc nuôi dưỡng phải đảm bảo quy trình chăn nuôi một cách nhiêm ngặt từ cho ăn đến vắt sữa và phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường. Bên cạnh đó, anh cũng đầu tư máy cắt cỏ, máy vắt sữa và hệ thống chống nóng, xử lý môi trường cho bò nhằm giảm nhân công lao động và chi phí đầu vào. Thực tế anh chỉ sử dụng 3 lao động trong gia đình mầ không phải thuê thêm nhân công, anh chỉ thuê trong trường hợp thật cần thiết khi mùa vụ đến khi đi thu mua phế phụ phẩm ở các hộ xung quang. Về thức ăn, anh luôn đàm bảo dự trữ đầy đủ, đặc biệt trước mùa đông, anh tập trung ử thức ăn theo phương pháp ủ xanh và ủ rơm với ure để luôn đảm bảo thức ăn cho bò đầy đủ. Mùa thu hoạch ngô, đậu, lúa tại khu vực anh đã tận dụng thu mua tối đa từ các gia đình không chăn nuôi để từ đó co nguồn thức ăn đầy đủ, khâu này anh cho là rất quan trọng vì nếu thiếu thức ăn bò sẽ rất dễ bị ốm và sản lượng sữa thấp.  

Anh cũng cho biết thêm từ khi ra “khu chăn nuôi 26 ha” anh rất yên tâm vì phong trào chăn nuôi của các hộ đang tăng nhanh, chăn nuôi hiệu quả hơn nhiều lần so với trước đây. Đến nay đã có 16 hộ ra nuôi với số bò gần 200 con, khi nuôi tập trung rất thuận lợi cho việc xử lý môi trường, cùng nhau tạo nguồn thức ăn và tiêu thụ sữa. Tiến tới các hộ chăn nuôi ở đây sẽ chung sức đưa máy, trang thiết bị vào để chế biến, sử dụng thức ăn hỗn hợp (TMR) nhằm giảm chi phí đầu vào nâng cao năng suất chăn nuôi. Anh nói, số hộ chăn nuôi khi ra khu tập trung đều khẳng định rất yên tâm đầu tư vào sản xuất, đây cũng chính là bước chuyển thành công về việc đưa chăn nuôi ra ngoài khu dân cư của xã Phượng Cách.

Về thu nhập trong chăn nuôi, anh phấn khới cho biết, hiện tại với số bò nuôi trên, hàng ngày anh có khoảng 200 kg sữa nhập cho các Công ty với giá bán trên 13.500 đồng nên hàng ngày anh có khoản thu gần 30 triệu, trừ chi phí khảng trên 50 %. Tính bình quân hàng tháng anh có nguồn thu từ nuôi bò khoảng 40 - 50 triệu đồng, đây quả thật là một nguồn thu không nhỏ với một người chăn nuôi. Anh cho biết nguồn thu hàng năm trừ chi phí hàng ngày cho con ăn học, anh thường dồn ngay vào việc tăng đàn để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Dự kiến đến cuối năm 2015 đàn bò của anh sẽ có  khoảng 40 con trong khi đó anh sẽ phấn đấu không phải tăng nhiều nhân công bởi anh đã đầu từ cơ bản các trang thiết bị trong chăn nuôi bò sữa. Bên cạnh đó anh tập trung nâng cao về chất lượng đàn bò để đạt lượng sữa đạt khoảng gần 5000 kg/chu kỳ vì hiện tại đàn bò của ông đạt khoảng 4500kg/chu kỳ. Anh cũng rất vui hàng năm anh được đón hàng trăm lượt bà con chăn nuôi gần xa trong thành phố cũng như các tỉnh thành đến tham quan học tập để cùng nhau đưa ngành bò sữa có bước chuyển mới trong thời gian tới. Là một người chăn nuôi anh cũng rất mừng giờ đây TP Hà Nội đã có chính sách để khuyến khích phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư mà xã Phượng Cách là một xã nằm trong quy hoạch để chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả. Xuất phát từ đây mà những năm qua anh cùng các hộ trong xã đã mạnh dạn tăng đàn, mạnh dạn đầu tư và dành cả công sức cho con bò sữa.

Tuy nhiên bên cạnh cái được anh cũng còn nhiều băn khoăn vì giá các chi phí đầu vào thường không ổn định, nhất là thức ăn tinh. Thời tiết khí hậu thường biến đổi bất thường, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chăn nuôi. Để chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh hơn, Anh cũng rất mong các cơ quan nhà nước thời gian tới cần tăng cường hơn nữa việc quản lý các hoạt động kinh doanh về thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vác xin phòng bệnh để người chăn nuôi sử dụng đảm bảo hiệu quả, an toàn. Đồng thơi tiếp tục có chính sách hỗ trợ việc nâng cao chất lượng giống, trang thiết bị trong sản xuất thức ăn, nhất là thức ăn hỗn hợp (TMR). Đồng thời đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất có như vậy sẽ tăng nhanh số người nuôi nâng cao quy mô đàn bò sữa đáp ưng nhu cầu phát triển sản xuất.

Chắc chăn hộ chăn nuôi bò sữa của gia đình anh Nguyễn Bá Thiện (sinh năm 1975) ở Phượng Cách - Quốc Oai là một điểm sáng về phát triển chăn nuôi nông hộ để người dân học hỏi kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển./.

                                                                           Nguyễn Ngọc Sơn- PGĐ Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội.

 

 

Trung tâm Phát triển chăn nuôi

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9121
Tổng lượng truy cập: 22303093